logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Cách lập di chúc sao cho đúng pháp luật?

Tài sản do người mất để lại sẽ được phân chia dựa trên 02 hình thức: chia di sản theo di chúc và chia theo pháp luật. Vậy cách lập di chúc sao cho đúng pháp luật hiện hành, tất cả sẽ có trong bài viết này.

    Để hoàn thành tâm nguyện của mình, nhiều người chọn lập di chúc. Tuy nhiên lại không biết cách lập di chúc sao cho đúng pháp luật dẫn đến di chúc không hợp pháp, từ đó việc phân chia di sản không còn được nguyên vẹn như tâm nguyện lúc đầu.

    Trong bài viết này Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về thừa kế sẽ giúp các biết cách lập di chúc sao cho đúng quy định của pháp luật.

    Di chúc là gì?

    Theo đó, Di chúc là tâm nguyện một người trước khi mất, muốn để lại tài sản cho người khác theo đúng ý muốn của mình. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, di chúc có thể được công nhận dưới hình thức văn bản hoặc di chúc miệng. 

    Di chúc là tâm nguyện của người trước khi mất muốn để lại tài sản cho người khác theo ý muốn của mình

    Di chúc là tâm nguyện của người trước khi mất muốn để lại tài sản cho người khác theo ý muốn của mình

    Và trong bất kỳ hình thức nào thì điều kiện tiên quyết để một di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc phải được lập bởi: người thành niên, đủ minh mẫn, tỉnh táo và nội dung di chúc phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Cách lập di chúc bằng văn bản đúng pháp luật?

    Di chúc phải được lập thành văn bản là quy định bắt buộc đối với 2 đối tượng: 

    • Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    Còn trong các trường hợp người lập di chúc đủ các điều kiện sáng suốt, minh mẫn, thì hoàn toàn có thể lựa chọn việc công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực đối với di chúc được lập thành văn bản.

    Cách lập di chúc bằng văn bản đúng pháp luật?

    Di chúc lập bằng văn bản không công chứng, chứng thực

    Nếu người lập di chúc lựa chọn việc lập di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực thì di chúc này sẽ có giá trị pháp lý khi người lập di chúc tự viết và ký vào bản di chúc.

    Đồng thời BLDS có quy định di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

    Cho nên là, ai mà muốn lập di chúc nhớ viết đầy đủ câu chữ, đúng chính tả.

    Còn trong trường hợp người lập di chúc không tự viết di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết tay hoặc đánh máy, di chúc thể hiện đúng ý chí của người lập di chúc thì vẫn có giá trị pháp lý.

    Trong trường hợp có người viết tay hộ hoặc đánh máy hộ thì di chúc bắt buộc phải có người làm chứng và người làm chứng phải xác nhận về tính xác thực của chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc vào bản di chúc. 

    Người làm chứng cho việc lập di chúc phải đáp ứng các điều kiện của BLDS, không được là: 

    • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Lập di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực

    Người lập di chúc có thể lựa chọn việc lập di chúc có công chứng, chứng thực và di chúc được công chứng, chứng thực sẽ hoàn toàn có giá trị pháp lý mà không cần đến người làm chứng. 

    Người lập di chúc có thể chọn việc công chức, chứng thực di chúc

    Người lập di chúc có thể chọn việc công chức, chứng thực di chúc

    Tuy nhiên nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người thực hiện việc công chứng, chứng thực. 

    Người công chứng cũng không được phép công chứng di chúc theo quy định của BLDS nếu rơi vào các trường hợp:

    • Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    • Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    • Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    Ngoài ra, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc và việc lập di chúc được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định.

    Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

    Lập di chúc miệng 

    Di chúc miệng cũng là một hình thức lập di chúc và khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì di chúc miệng có giá trị pháp lý.

    BLDS 2015 quy định, chỉ trong những hoàn cảnh nguy kịch hay bị cái chết đe doạ, gặp tai nạn,... mà người lập di chúc không thể để lại di chúc bằng văn bản thì có thể thông qua lời nói, lập di chúc miệng. 

    BLDS có những quy định riêng và khắt khe hơn đối với di chúc miệng, bởi lẽ, di chúc miệng không mang bút tích của người lập, chỉ có thể do người làm chứng ghi chép lại nên trong nhiều trường hợp rất khó xác minh di chúc miệng đó có thật sự đúng với ý chí của người lập di chúc hay không? 

    Di chúc miệng vẫn có thể có hiệu lực khi:

    • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

    • Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. 

    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Di chúc miệng có hiệu lực khi có người làm chứng ghi chép, cùng ký tên hoặc điểm chỉ

    Di chúc miệng có hiệu lực khi có người làm chứng ghi chép, cùng ký tên hoặc điểm chỉ

    Khi làm chứng cho người lập di chúc miệng, người làm chứng cũng phải đáp ứng yêu cầu giống như việc làm chứng cho người lập di chúc bằng văn bản.

    Mặc dù quy định của BLDS vẫn công nhận giá trị của di chúc miệng trong trường hợp di chúc miệng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhưng trên thực tế việc để lại di chúc miệng dẫn đến rất nhiều rủi ro khi “lời nói gió bay" mà lại bay từ tai người này đến tai người khác.

    Một điều đáng nói hơn nữa, việc để lại di chúc miệng có thể là cơ hội cho những cá nhân có nhu cầu trục lợi từ di sản mà người mất để lại, từ đó bóp méo di chúc và khiến cho di chúc không còn nguyên chí ý ban đầu.

    Chính vì vậy, khi một người có nguyện vọng lập di chúc thì nên lựa chọn lập di chúc bằng văn bản và để nâng cao tính pháp lý của di chúc, người lập nên công chứng, chứng thực để nguyện vọng của người lập di chúc được bảo vệ tốt nhất.

    Trên đây là các quy định về việc lập di chúc mà người lập cần lưu ý để tránh rơi vào trường hợp di chúc không được công nhận vì vi phạm những quy định của pháp luật.

    Làm sao để chứng minh người lập di chúc là người minh mẫn?

    Một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp là: Người lập di chúc phải là người thành niên, có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

    Một trong những cách để chứng minh một người hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc thì có thể thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực di chúc đó.

    Để chứng minh mình hoàn toàn minh mẫn, người lập di chúc có thể thực hiện chứng thực di chúc

    Để chứng minh mình hoàn toàn minh mẫn, người lập di chúc có thể thực hiện chứng thực di chúc

    Căn cứ Điều 56 Luật Công chứng 2014:

    "1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

    2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó."

    Vậy nên nếu di chúc được công chứng thì điều kiện về người lập di chúc sẽ được bảo đảm. Vì người lập di chúc chắn chắn phải minh mẫn, sáng suốt và đáp ứng các điều kiện khác thì mới được công chứng viên công chứng di chúc.

    Cách 2: Khám sức khỏe khi muốn lập di chúc

    Hiện nay, pháp luật không yêu cầu người lập di chúc phải khám và có giấy khám sức khỏe để chứng minh bản thân đủ tỉnh táo, sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc.

    Tuy nhiên, để chứng minh bản thân đủ điều kiện để lập di chúc thì người này có thể đi khám sức khỏe và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về tình trạng sức khỏe của bản thân.

    Cách chứng minh người lập di chúc là người minh mẫn trong trường hợp đang ốm nặng

    Trong nhiều trường hợp, khi ốm nặng, nhiều người thường không nhận thức được hành vi của bản thân. Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, người lập di chúc khi ốm nặng có thể lập di chúc miệng với các điều kiện sau đây:

    • Đang trong tình trạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

    • Khi lập di chúc miệng cần phải có ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    • Trong thời hạn 05 ngày, di chúc phải được công chứng, chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Tóm lại, một người không minh mẫn thì không thể lập di chúc. Và để xác định người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn thì có thể thực hiện theo các cách trên.

    Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế 1900 2929 01

    Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín TP. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về thừa kế cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế qua tổng đài điện thoại. Mọi vướng mắc pháp lý của người dân về vấn đề thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hay tranh chấp quyền thừa kế sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua số điện thoại: 1900 2929 01

    Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế 1900 2929 01

    Tư vấn pháp luật thừa kế, phân chia tài sản thừa kế

    • Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;

    • Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;

    • Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;

    • Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;

    • Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;

    • Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;

    • Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;

    • Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật;

    • Tư vấn về thời hiệu thừa kế

    Tư vấn pháp luật thừa kế, phân chia tài sản thừa kế theo di chúc, chia tài sản thừa kế theo pháp luật

    • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật

    • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật

    • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

    • Tư vấn phân chia di chúc; sửa đổi, thay thế và gửi giữ di chúc theo quy định của pháp luật

    Tư vấn pháp luật thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

    • Tư vấn viết biên bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế mới nhất

    • Tư vấn về quyền phân chia di sản, từ chối nhận di sản, tặng cho di sản...

    Tư vấn pháp luật thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế

    • Tư vấn nội dung, thủ tục và thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan tài sản thừa kế

    • Tư vấn tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;

    • Tư vấn tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;

    • Tư vấn tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

    • Tư vấn tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;

    • Tư vấn tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;

    • Tư vấn các tranh chấp liên quan đến vấn đề lập di chúc chung của vợ chồng;

    • Tư vấn tranh chấp liên quan hiệu lực pháp luật của di chúc.

    Nếu có bất cứ vướng mắc gì về cần tư vấn về pháp lý đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi - tư vấn luật thừa kế LHLegal qua các cách thức bên dưới:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat