>>> Hợp đồng theo mẫu và các quy định pháp luật liên quan
>>> Phân biệt điều khoản cơ bản và điều khoản thông thường
Bài viết sau đây của LHLegal sẽ phân tích chuyên sâu các vấn đề pháp lý liên quan, mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định để tránh rủi ro pháp lý không đáng có.
Tổng quan về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là loại hợp đồng giữa cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt thường ngày (gọi là “người tiêu dùng”) với cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi là “doanh nghiệp”).
Loại hợp đồng này được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật và mới nhất là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 19/2023/QH15, có hiệu lực từ 01/7/2024. Đây là luật được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ bên yếu thế trong giao dịch dân sự, đặc biệt trong thời đại thương mại điện tử và kinh doanh số bùng nổ.
Trong hợp đồng với người tiêu dùng, thường tồn tại một bất lợi lớn là người tiêu dùng không có quyền thương lượng, chỉ có thể đồng ý hoặc từ chối toàn bộ nội dung hợp đồng điều này tạo nên sự mất cân bằng đáng kể trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Nội dung rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu
Theo Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
“1. Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngôn ngữ, hình thức của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp bằng văn bản phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là tiếng Việt. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.
3. Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Phương thức, thời hạn thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
h) Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
i) Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp;
l) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
4. Ngoài các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này, hợp đồng theo mẫu phải tuân thủ quy định của pháp luật khác có liên quan,
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”
Do đó, nội dung hợp đồng, điều kiện giao dịch chung phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, không gây nhầm lẫn nếu bên kinh doanh cố tình đưa vào những thuật ngữ phức tạp, chữ nhỏ, hoặc nội dung ẩn thì điều khoản đó sẽ bị xem là không có giá trị ràng buộc đối với người tiêu dùng.
Cân bằng quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Pháp luật không cho phép bên kinh doanh lồng ghép các nội dung làm mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Các điều khoản như “doanh nghiệp có quyền đơn phương sửa đổi bất kỳ lúc nào” sẽ bị coi là vô hiệu.
Các điều khoản doanh nghiệp có quyền đơn phương sửa đổi sẽ bị coi là vô hiệu
Cấm ép buộc hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng
Hợp đồng phải đảm bảo được giao kết trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc. Nếu chứng minh được bên kinh doanh có hành vi lừa dối, che giấu thông tin quan trọng hoặc sử dụng hình thức giao kết làm người tiêu dùng hiểu sai bản chất giao dịch, thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng (theo Điều 127, 128 Bộ luật Dân sự 2015).
Điều khoản nào không được quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng?
Theo Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, các điều khoản sau bị nghiêm cấm:
“Trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được quy định các điều khoản sau đây:
1. Hạn chế, loại trừ trách nhiệm được pháp luật quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật liên quan quy định trách nhiệm đó được hạn chế, loại trừ;
2. Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
3. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi quy định của hợp đồng đã giao kết với người tiêu dùng;
4. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi điều kiện giao dịch chung mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng;
5. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số trách nhiệm;
6. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
7. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi giá trong quá trình cung cấp dịch vụ liên tục mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng;
8. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh giải thích hợp đồng, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp điều khoản của hợp đồng, điều kiện giao dịch chung được hiểu khác nhau;
9. Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thông qua bên thứ ba;
10. Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ trách nhiệm khi tổ chức, cá nhân kinh doanh không hoàn thành trách nhiệm của mình;
11. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyển giao trách nhiệm cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
12. Quy định về chế tài theo hướng bất lợi hơn cho người tiêu dùng do vi phạm hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng;
13. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh gia hạn hợp đồng đã thỏa thuận với người tiêu dùng mà không quy định trách nhiệm thông báo trước hoặc không có cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn gia hạn hay chấm dứt thực hiện hợp đồng;
14. Quy định người tiêu dùng phải đồng ý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng là điều kiện để giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
15. Quy định trái với nguyên tắc thiện chí theo quy định của pháp luật về dân sự, dẫn đến mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng.”
Ví dụ thực tiễn:
Một công ty điện tử bán máy lọc nước có điều khoản:
"Sau 7 ngày kể từ ngày mua, Khách hàng sẽ không được quyền khiếu nại, khởi kiện về chất lượng sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào."
Điều khoản này trái với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì tước bỏ quyền khiếu nại, bảo hành chính đáng của người tiêu dùng và sẽ bị vô hiệu toàn phần.
Các quy định pháp lý về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Dưới đây là phân tích cụ thể các nguồn pháp lý quan trọng:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ 01/7/2024)
Đây là văn bản pháp lý trung tâm điều chỉnh toàn bộ hoạt động giao dịch tiêu dùng tại Việt Nam. So với luật cũ (năm 2010), Luật năm 2023 có nhiều điểm đổi mới quan trọng:
Thiết lập nguyên tắc ưu tiên lợi ích người tiêu dùng trong giải thích hợp đồng khi có mâu thuẫn. Liệt kê rõ các điều khoản bị cấm đưa vào hợp đồng, từ đó giúp doanh nghiệp biết giới hạn và người tiêu dùng biết cách bảo vệ quyền lợi. Mở rộng phạm vi áp dụng cho các hình thức hợp đồng phi truyền thống, như hợp đồng qua điện thoại, ứng dụng điện tử, mạng xã hội…
Chương II từ điều 14 đến điều 36 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 quy định về TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG là đặc biệt quan trọng khi xét tính hợp pháp và công bằng trong nội dung hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung.
Nghị định 55/2024/NĐ-CP (hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)
Đây là văn bản hướng dẫn chi tiết cách thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023. Trong đó quy định:
Trình tự, thủ tục khiếu nại của người tiêu dùng
Biện pháp xử lý của cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm
Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm về hợp đồng, điều kiện giao dịch, hành vi lừa dối người tiêu dùng…
Nghị định này đặc biệt quan trọng khi giải quyết các vụ việc liên quan đến điều khoản vô hiệu, điều khoản bất lợi hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bộ luật Dân sự 2015
Dù là luật khung điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung, nhưng Bộ luật Dân sự lại có vai trò rất lớn trong việc xác định:
Hiệu lực của hợp đồng: Điều 117 quy định về điều kiện có hiệu lực; Điều 123–133 quy định về các trường hợp hợp đồng vô hiệu.
Bộ luật này nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện một cách công bằng, không lạm dụng vị thế vượt trội trong giao kết hợp đồng. Điều khoản không rõ ràng, cần giải thích theo mục đích giao kết và lợi ích các bên, kết hợp với đặc điểm cụ thể từng bên.
Bộ Luật Dân sự nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ phải được thể hiện một cách công bằng
Luật Thương mại 2005
Trong các giao dịch mà bên cung ứng là doanh nghiệp, Luật Thương mại 2005 đóng vai trò nền tảng khi:
Điều chỉnh hành vi cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong môi trường thương mại
Thiết lập quy định về hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, quyền khiếu nại và bảo hành sản phẩm.
Ngoài ra, còn quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, có thể áp dụng bổ sung khi không trái với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì giải quyết làm sao?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, khi có sự hiểu khác nhau giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp về một điều khoản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tòa án, trọng tài phải:
“Giải thích điều khoản đó theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.”
Đây là nguyên tắc “bảo vệ bên yếu thế” trong hợp đồng tiêu dùng.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể:
-
Gửi đơn khiếu nại đến doanh nghiệp
-
Phản ánh tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương)
-
Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền nếu doanh nghiệp không hợp tác
Lưu ý: Trong hợp đồng điện tử, giao dịch qua app – dù không có chữ ký – nhưng nếu chứng minh được hành vi xác nhận, thanh toán, thì hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp lý và quyền của người tiêu dùng vẫn được bảo vệ như hợp đồng giấy.
Việc giao kết hợp đồng với người tiêu dùng tưởng đơn giản, nhưng nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: điều khoản vô hiệu, doanh nghiệp bị phạt, mất uy tín thương hiệu, và thậm chí tranh chấp pháp lý kéo dài.
Doanh nghiệp cần chủ động rà soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật mới. Người tiêu dùng cần hiểu rõ quyền của mình để không bị thiệt thòi trong giao dịch.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tóm tắt và bình luận bản án số 22/2021/DS-PT ngày 30/9/2021 yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (26.12.2024)
Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (26.12.2024)
Nhà ở thương mại là gì? Điều kiện để làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại 2025 (24.12.2024)
Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty (24.12.2024)
Các rủi ro pháp lý trong hợp đồng liên doanh liên kết: Doanh nghiệp cần biết (23.12.2024)
Giải quyết tranh chấp cổ đông trong công ty vì phân chia lợi nhuận không minh bạch (23.12.2024)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Hiểu đúng để tránh rủi ro (20.12.2024)
Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về nguyên tắc cơ bản của hợp đồng (18.12.2024)