>>> Vụ cướp hơn 2,2 triệu USD tại Tây Ninh: Bị hại khai nguồn gốc số tiền bị cướp
>>> Sự khác nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Tóm tắt vụ cướp hơn 2,2 triệu USD chấn động Tây Ninh
Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ 6 đối tượng liên quan đến vụ cướp hơn 2,2 triệu USD, trong đó Phạm Lý Phương (34 tuổi) được xác định là chủ mưu. Phương lợi dụng việc mẹ mình đang giữ số tiền lớn để lên kế hoạch cùng đồng phạm giả danh công an, cướp tiền tại nhà riêng. Sau khi gây án, nhóm này bỏ trốn qua nhiều tỉnh và tìm cách tẩu tán tài sản.
Lực lượng công an từ nhiều địa phương phối hợp truy bắt, phong tỏa các tuyến đường tẩu thoát. Ngày 15-3, Lê Nguyên Bình bị bắt tại Hà Nội, thu giữ gần 2 triệu USD. Đến 22-3, ba đồng phạm còn lại bị bắt khi đang tìm đường trốn sang nước ngoài.
Về nguồn gốc số tiền bị cướp, bà P.T.M.L. (bị hại) khai số ngoại tệ này được chuẩn bị để chuyển cho một đối tác tại Campuchia. Cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh tính hợp pháp của số tiền và xử lý vụ án theo quy định.
Bị hại có cần chứng minh nguồn gốc số tiền, công an xử lý như thế nào về số tiền 2,2 triệu USD
Căn cứ Điều 13, Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau: Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
Như vậy, người dân có thể mua, cất giữ hoặc gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, cần lưu ý pháp luật hiện hành không cho phép sử dụng ngoại tệ khi thực hiện các giao dịch dân sự giữa các cá nhân với nhau tại Việt Nam.
Do đó, người dân có quyền lưu trữ, cất giữ, mua bán hợp pháp như quy định trên là không vi phạm. Ngoài ra, cũng không có quy định nào yêu cầu người dân phải chứng minh nguồn gốc, kê khai số lượng..., trừ trường hợp phải kê khai khi mang quá 5.000 USD khi xuất cảnh.
Không có quy định nào bắt buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc ngoại tệ
Về việc chứng minh nguồn gốc ngoại tệ, với lượng tiền lưu trữ lớn, khi có sự việc xảy ra mà cơ quan có chức năng điều tra, thì người dân cần công bố, khai báo rõ về số tiền mà mình cất giữ có chứng từ, ví dụ như mua bán, tặng, cho, hoặc mua bán trước đây khi chưa có quy định cấm mua bán thì cũng cần phải minh bạch.
Ngược lại, nếu khai báo không trung thực về nguồn gốc số tiền ngoại tệ thì phải bị xử lý tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, người dân có ngoại tệ tiền mặt được quyền bán cho các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và các tổ chức kinh tế được phép hoạt động đại lý thu đổi ngoại tệ.
Với các đại lý thu đổi ngoại tệ, theo quy định chỉ được mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân nhưng không được phép bán USD ngược lại cho người dân; chỉ trừ các đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước ngoài khi xuất cảnh theo quy định.
Với người dân có nhu cầu mua ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP.HCM cho biết, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích chính đáng theo quy định.
Cụ thể là học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài, trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài, chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài, chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài, chuyển tiền một chiều cho nhu cầu hợp pháp khác.
Hiện Công an tỉnh Tây Ninh đang tạm giữ toàn bộ số tiền để điều tra. Việc xử lý số tiền này phụ thuộc vào kết quả xác minh: Nếu bà L. khai báo rõ về số tiền mà mình cất giữ có chứng từ, ví dụ như mua bán, tặng, cho, hoặc mua bán trước đây,... cơ quan chức năng sẽ xem xét hoàn trả. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật (như giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền hoặc vi phạm quy định ngoại hối), số tiền có thể bị xử lý theo pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng xem xét trách nhiệm của các bên liên quan trong việc vận chuyển và sở hữu số ngoại tệ lớn này. Vụ án vẫn đang được điều tra và có thể phát sinh thêm tình tiết mới liên quan đến hành vi của các bên.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bị cáo đau ốm có được hoãn phiên tòa? Có phải xét xử lại từ đầu? (26.04.2025)
Chuyển trái phép 9.500 tỉ, Ông chủ Vàng Phú Cường bị đề nghị 14–16 năm tù (22.04.2025)
Bán hàng đa cấp là gì? Khi nào bán hàng đa cấp bị coi là vi phạm pháp luật? (18.04.2025)
Tội mua bán người bị xử lý thế nào? Những hành vi trá hình dễ bị truy cứu hình sự (18.04.2025)
Sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi có phạm tội không? (18.04.2025)
Mạo danh luật sư để lừa đảo: Đối diện mức xử phạt thế nào? (17.04.2025)
Vụ sữa giả: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng? (17.04.2025)
Bà chủ Xuyên Việt Oil và nhiều cựu quan chức sắp hầu toà phúc thẩm để xin giảm án (17.04.2025)