Ông Đinh La Thăng
Theo hồ sơ vụ án, năm 2006, PVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập một ngân hàng cổ phần do PVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Ban đầu, PVN chuẩn bị thành lập ngân hàng Hồng Việt nhưng đến năm 2008 lại chuyển hướng sang góp vốn vào Oceanbank - một ngân hàng được đánh giá là quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém, rủi ro cao.
Dù chưa có đánh giá cụ thể và chưa xin ý kiến Chính phủ, ông Đinh La Thăng khi đó đã tự ý ký thỏa thuận với ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank - để thống nhất việc góp vốn. Ông Thăng không thông qua HĐQT PVN, không chỉ đạo thực hiện thẩm định hay khảo sát, và cũng không báo cáo Chính phủ theo quy định.
Sau đó, ông Thăng tiếp tục ký các nghị quyết, văn bản bổ sung vốn góp, cử người đại diện phần vốn góp của PVN chiếm 20% vốn điều lệ Oceanbank mà chưa có sự phê duyệt từ cấp có thẩm quyền. Mặc dù đã được cảnh báo việc ban hành các nghị quyết không đúng quy định, ông Thăng vẫn không điều chỉnh hay chỉ đạo thoái vốn. Hành vi này đã dẫn đến thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN.
Ngoài vụ án này, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM cũng cho biết đang tổ chức thi hành án vụ đại án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1), với số tiền phải thi hành lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng và hơn 1.000 tài sản phải xử lý. Đồng thời, đang chuẩn bị thi hành án giai đoạn 2 của vụ việc, liên quan đến hàng nghìn tài sản đã bị kê biên để đảm bảo thu hồi tiền cho Nhà nước.
Quy định pháp luật đối với pháp nhân thương mại thi hành án hình sự (29.01.2019)
Khởi tố người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh -Hiểu thế nào về tội chiếm đoạt người dưới 16t (25.08.2020)
Lái xe tông chết người nhưng lỗi ở người mất có bị sao không? (27.07.2022)
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ (22.07.2022)
Trường hợp nào Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự? (21.07.2022)
“Ngáo đá” giết người lãnh án chung thân hay tử hình? (20.07.2022)
Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không? (19.07.2022)
04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận (18.07.2022)