>>> Tóm tắt và bình luận bản án tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai
>>> Tóm tắt và bình luận Bản án số 233/2023/DS-PT về tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Xem chi tiết bản án tại đây
I. Tóm tắt Nhận định và phán quyết của Hội đồng xét xử
Hội đồng xét xử sơ thẩm
(Tại Bản án dân sự sơ thẩm số: 587/2021/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Lệ T về việc: Buộc Ngân hàng A hủy bỏ việc phong tỏa 2 tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ông Phạm Hoàng M.Mỗi tháng bà Hồ Lệ T được quyền rút 22.000.000 đồng từ hai tài khoản tiền gửi tiết kiệm nêu trên để chăm sóc ông Phạm Hoàng M; Bà Hồ Lệ T được quyền rút 391.488.200 đồng tại hai tài khoản tiền gửi tiết kiệm nêu trên để hoàn trả số tiền mà bà T đã ứng trước để chăm sóc ông Phạm Hoàng M.
Không chấp nhận các yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Henry H
Hội đồng xét xử phúc thẩm
Giữ nguyên bản án sơ thẩm
-
Chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Lệ T về việc: Buộc Ngân hàng A (A) hủy bỏ việc phong tỏa 2 tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ông Phạm Hoàng M; Bà Hồ Lệ T chỉ được quyền thực hiện quyền của người giám hộ theo quy định tại Điều 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015; Mỗi tháng bà Hồ Lệ T được quyền rút 22.000.000 đồng từ hai tài khoản tiền gửi tiết kiệm nêu trên để chăm sóc ông Phạm Hoàng M; Bà Hồ Lệ T được quyền rút 391.488.200 đồng tại hai tài khoản tiền gửi tiết kiệm nêu trên để hoàn trả số tiền mà bà T đã ứng trước để chăm sóc ông Phạm Hoàng M.
-
Không chấp nhận các yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Henry H.
II. Nhận xét, bài học và khuyến nghị
Về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Về yêu cầu hủy bỏ việc phong tỏa hai tài khoản tiết kiệm:
-
Theo quy định tại các điều 57, điều 58, điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
-
Việc ngân hàng tiến hành phong tỏa tài khoản tiền gửi của ông M chỉ dựa trên Đơn đề nghị ngăn chặn của ông H chứ không phải do một căn cứ pháp luật nào, là không đúng, có thể gây khó khăn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, không bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho ông M. Do đó yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc ngân hàng hủy bỏ việc phong tỏa số tiền vốn gốc của 2 tài khoản tiền gửi tiết kiệm trên là có căn cứ để chấp nhận.
Về yêu cầu tăng số tiền được rút từ hai tài khoản nêu trên để chăm sóc cho ông M, từ 14 triệu đồng/tháng lên 22 triệu đồng/tháng:
-
Luật không hạn chế số tiền tối đa bà T được quyền sử dụng để chi phí, chăm sóc cho ông M. Mà ngược lại, bà T phải có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ông M, có quyền sử dụng tài sản của ông M để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu, thanh toán các chi phí hợp lý cho ông M.
-
Số tiền 14 triệu đồng/tháng không đủ cho chi phí tối thiểu này, nên yêu cầu của bà T được sử dụng 22 triệu đồng/tháng để chi phí chăm sóc cho ông M là có căn cứ để chấp nhận.
Luật không hạn chế số tiền tối đa mà bà T được quyền sử dụng để chi phí chăm sóc cho ông M
Về yêu cầu của bà T về việc được quyền sử dụng khoản tiền tiết kiệm tại hai tài khoản nêu trên để bồi hoàn số tiền mà bà đã ứng trước để chăm sóc cho ông M, tạm tính từ 6/2017 - 4/2021 là 391.488.200 đồng:
-
Tổng số tiền bà T phải chi thêm ngoài Biên bản thỏa thuận lập ngày 25/5/2017 giữa bà T và ông H, tính từ tháng 6/2017 đến hết tháng 4/2021 là 391.488.200 đồng. Do đó, bà T yêu cầu được quyền sử dụng khoản tiền tiết kiệm tại hai tài khoản nêu trên để hoàn trả cho bà là có cơ sở để chấp nhận.
Về yêu cầu phản tố của bị đơn
Về yêu cầu phản tố buộc bà T phải đưa ông M về ở tại nhà đã mua cho ông M tại phường TL, Quận X152, TpHCM:
-
Theo trình bày của bà P thì bên bán nhà đã giao cho ông H 100 triệu đồng để sửa chữa nhà nhưng ông H chưa sửa, nhà không phù hợp với sức khỏe của ông M khi sử dụng, hiện nay cũng không thể cho thuê được mà khóa cửa không ai sử dụng. Hơn nữa theo Điều 42 Bộ luật Dân sự thì nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ, người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Điều này có nghĩa là bà T có quyền quyết định về nơi cư trú của ông M. Do đó yêu cầu của ông H về việc buộc bà T phải đưa ông M về ở tại nhà đã mua cho ông M tại phường TL, Quận X152, TpHCM là không có cơ sở để chấp nhận.
Về yêu cầu phản tố truất quyền giám hộ của bà T và đề nghị Tòa án thay đổi người giám hộ:
-
Bà T đáp ứng được các điều kiện để có thể làm người giám hộ, đã được ông H đồng ý và UBND phường TĐ, Quận X15, Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định công nhận bà T là người giám hộ của ông M. Bà T không vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ, hiện nay bà không có đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Do đó ông H yêu cầu truất quyền giám hộ của bà T và đề nghị Tòa án thay đổi người giám hộ là không có cơ sở để chấp nhận.
Xét nội dung kháng cáo của bị đơn
Tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo đề nghị không hủy bỏ phong tỏa hai tài khoản tiết kiệm của ông M. Lý do người kháng cáo trình bày bà T có thể lợi dụng việc phong tỏa tài khoản để tự ý rút tiền, không vì quyền lợi và nhu cầu của ông M, ngoài ra không đảm bảo được quyền giám sát của ông H.
Theo quy định tại điều 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015, người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Bà T là người giám hộ được quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ. Luật không hạn chế số tiền tối đa bà T được quyền sử dụng để chăm sóc cho ông M, luật chỉ quy định việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn,… đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ mới cần được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Việc Ngân hàng phong tỏa hai tài khoản tiết kiệm của ông M là gây khó khăn trong việc bà T thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho ông M. Xét thấy kháng cáo của bà M là không có căn cứ chấp nhận. Do vậy, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận nội dung đơn kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng phong tỏa tài khoản tiết kiệm của ông M đã gây khó khăn cho bà T trong việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và trị bệnh cho ông M
Hội đồng xét xử bổ sung thêm nội dung “Bà Hồ Lệ T chỉ được quyền thực hiện quyền của người giám hộ theo quy định tại Điều 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015” để giải đáp thắc mắc của Ngân hàng A tại phiên tòa phúc thẩm.
III. Bài học rút ra từ vụ án so với quy định pháp luật, có khuyến nghị
Từ vụ án trên, có thể rút ra bài học:
-
Cần xem xét kỹ chứng cứ, tình tiết khi xét xử , đối chiếu với các quy định của pháp luật khi đưa ra phán quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, trước tiên là bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ.
-
Về vấn đề cụ thể: Từ sự sai phạm của Ngân hàng A trong việc phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông M, có thể thấy việc phong tỏa tài sản phải dựa trên quy định của pháp luật và tình tiết thực tế chứ không chỉ dựa trên yêu cầu của một bên.
Qua việc phân tích và bình luận bản án số 396/2021/DS-PT về tranh chấp tài sản của người được giám hộ, có thể thấy rõ những vấn đề pháp lý nổi bật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng như người được giám hộ. Bản án là minh chứng cụ thể về sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhóm đối tượng yếu thế, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh và nhất quán trong áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cũng từ đây, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường nhận thức pháp luật, cũng như hoàn thiện các quy định pháp lý để đảm bảo sự công bằng trong các vụ tranh chấp tương tự. Qua đó, không chỉ góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên liên quan mà còn xây dựng niềm tin vào hệ thống tư pháp của xã hội.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Trách nhiệm và quyền hạn của người giám hộ: Những vấn đề pháp lý cần nắm rõ (26.12.2024)
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “phong tỏa tài khoản tại ngân hàng” (05.12.2024)
Chủ nhà không cho nhượng lại hợp đồng thuê, người thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê được không? (04.12.2024)
Phân biệt Hợp đồng phụ - Phụ lục hợp đồng - Hợp đồng sửa đổi, bổ sung (04.12.2024)
Vé số trúng thưởng bị rách có đủ căn cứ để trả thưởng? (03.12.2024)
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) (02.12.2024)
Hợp đồng theo mẫu và các quy định pháp luật liên quan (21.04.2023)
Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (14.04.2023)