>>> Tóm tắt và bình luận bản án số 396/2021/DS-PT về tranh chấp tài sản của người được giám hộ
A. Tóm tắt vụ án
Bị cáo:
-
Hứa Văn N, sinh năm 1994, nơi cư trú: Xóm C, xã C, huyện H, tỉnh Cao Bằng.
-
Lương Văn S, sinh năm 1999, nơi cư trú: Xóm C, xã C, huyện H, tỉnh Cao Bằng.
-
Cam Văn H, sinh năm 1999, nơi cư trú: Xóm C, xã C, huyện H, tỉnh Cao Bằng.
Nội dung vụ án:
Khoảng tháng 6/2023, bị cáo S và bị cáo N bàn bạc, thống nhất góp tiền để mua trâu về nuôi và bán kiếm lời. Tính đến khoảng giữa tháng 7/2023, bị cáo S và N đã mua được tổng cộng 8 con trâu.
Sau khi mua được trâu, bị cáo S vận chuyển về nhà của N ở xóm C, xã C, huyện H, tỉnh Cao Bằng. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, S gọi cho người đàn ông Trung Quốc tên D qua phần mềm Wechat rồi quay video, chụp ảnh bốn cặp trâu đã mua cho D xem. D trả giả 36.000NDT (tương đương 118.800.000 đồng). Sau khi thống nhất, cả hai bị cáo đã đánh số ký hiệu vào sừng các cặp trâu để tránh thất lạc. Khoảng 18 giờ cùng ngày, S gọi điện thoại bảo N dắt trâu ra cột mốc biên giới 696. Do mệt nên N đã gọi nhờ H giúp dắt số trâu ra địa điểm giao dịch và được trả 200.000đ tiền dắt trâu.
Khoảng 18 giờ 20 phút, khi dắt trâu đến khu vực cách hàng rào biên giới khoảng 400m thì N và H bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ tang vật.
Xem chi tiết bản án tại đây
B. Quan điểm pháp lý của các bên
Lập luận của các bị cáo:
-
Nhất trí với bản Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố các bị cáo về tội danh và điều luật áp dụng.
-
Do các bị cáo là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo, các bị cáo không có nghề nghiệp ổn định.
-
Các bị cáo luôn có thái độ thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi của mình, đều là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
-
Các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng phạt tù cho hưởng án treo mức thấp nhất của Viện kiểm sát đề nghị.
Nhận định của Tòa án:
-
Về tội danh và tình tiết định khung hình phạt: Hành vi của các bị cáo đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự.
-
Về vai trò, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo:
-
Bị cáo N, S và H đều có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
-
Hành vi của các bị cáo là đồng phạm giản đơn, có tính chất ít nghiêm trọng, nhưng được thực hiện với lỗi cố ý đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và tình hình an ninh chính trị tại khu vực biên giới.
-
Bị cáo N và bị cáo S đã bàn bạc, thống nhất, góp tiền và cùng nhau thực hiện hành vi trong suốt quá trình phạm tội nên trách nhiệm của hai bị cáo này là ngang nhau.
-
Bị cáo H không tham gia bàn bạc, thống nhất, góp tiền để thực hiện hành vi phạm tội. Vai trò của H chỉ là giúp sức trong vụ án này.
-
-
Về nhân thân và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự:
-
Các bị cáo đều có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
-
Các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
-
Bị cáo S đã tự giác đến cơ quan điều tra để trình diện và khai nhận hành vi phạm tội của mình nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ “đầu thú” quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
-
Quyết định của Tòa sơ thẩm
Tuyên bố các bị cáo Hứa Văn N, Lương Văn S, Cam Văn H phạm tội “Buôn lậu”.
-
Xử phạt bị cáo Hứa Văn N 60.000.000đ (sáu mươi triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.
-
Xử phạt bị cáo Lương Văn S 7 (bảy) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 14 (mười bốn) tháng.
-
Xử phạt bị cáo Cam Văn H 6 (sáu) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng.
C. Phân tích bản án
Nhận định và phán quyết của Hội đồng xét xử
Nhận định của Tòa án:
-
Về tội danh và tình tiết định khung hình phạt: Hành vi của các bị cáo đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự.
-
Về vai trò, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo:
-
Bị cáo N, S và H đều có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
-
Hành vi của các bị cáo là đồng phạm giản đơn, có tính chất ít nghiêm trọng, nhưng được thực hiện với lỗi cố ý đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và tình hình an ninh chính trị tại khu vực biên giới.
-
Bị cáo N và bị cáo S đã bàn bạc, thống nhất, góp tiền và cùng nhau thực hiện hành vi trong suốt quá trình phạm tội nên trách nhiệm của hai bị cáo này là ngang nhau.
-
Bị cáo H không tham gia bàn bạc, thống nhất, góp tiền để thực hiện hành vi phạm tội. Vai trò của H chỉ là giúp sức trong vụ án này.
-
-
Về nhân thân và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự:
-
Các bị cáo đều có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
-
Các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
-
Bị cáo S đã tự giác đến cơ quan điều tra để trình diện và khai nhận hành vi phạm tội của mình nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ “đầu thú” quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
-
Quyết định của Tòa sơ thẩm
Tuyên bố các bị cáo Hứa Văn N, Lương Văn S, Cam Văn H phạm tội “Buôn lậu”.
-
Xử phạt bị cáo Hứa Văn N 60.000.000đ (sáu mươi triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.
-
Xử phạt bị cáo Lương Văn S 7 (bảy) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 14 (mười bốn) tháng.
-
Xử phạt bị cáo Cam Văn H 6 (sáu) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng.
Các bị cáo N, S và H đều phạm tội buôn lậu
Căn cứ pháp lý:
-
Khoản 1 Điều 188; Các điểm i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Các Điều 17, 58; 35 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
-
Các Điều 135, 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021);
-
Điểm đ khoản 1 Điều 12 và Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Bài học rút ra từ vụ án so với quy định pháp luật, có khuyến nghị
Tội buôn lậu là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nền kinh tế, an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Cho nên, sau vụ án trên, cần phải rút ra một số bài học để nhắc nhở cho cộng đồng về trách nhiệm và ý thức pháp luật như sau:
Tôn trọng và tuân thủ pháp luật
Mọi hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, đặc biệt là về thuế, hải quan và kiểm tra hàng hóa. Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội buôn lậu như sau:
“Điều 188. Tội buôn lậu
1.[114] Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
…”
Từ quy định trên, người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh buôn lậu có thể bị phạt tiền đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 20 năm tùy thuộc mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Chính vì thế, khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa cần phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật để tránh gây ra hậu quả xấu.
Tội buôn lậu có thể bị phạt tù đến 20 năm
Tăng cường ý thức trách nhiệm với xã hội
Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng hành vi buôn lậu không chỉ ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm suy yếu sự phát triển của cộng đồng và đất nước. Bởi lẽ, buôn lậu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế quốc gia, làm thất thoát nguồn thu thuế, mà còn gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại doanh nghiệp hợp pháp. Cho nên, cần phải hiểu các hệ lụy do tội buôn lậu gây ra để từ đó tăng cường ý thức trách nhiệm đối với xã hội thông qua các hoạt động kinh tế chính đáng, minh bạch và đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Giáo dục, phòng ngừa
Việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật từ gia đình, trường học và xã hội có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm buôn lậu. Ngoài ra, cần phổ biến rộng rãi các chế tài pháp lý nghiêm khắc và các hậu quả thực tiễn của tội buôn lậu để răn đe.
Một số khuyến nghị:
-
Tăng cường thực thi pháp luật: Siết chặt kiểm tra tại các cửa khẩu, cảng biển, và các tuyến biên giới, đặc biệt tại các khu vực thường xuyên xảy ra buôn lậu. Trang bị công nghệ hiện đại như hệ thống quét hàng hóa, camera giám sát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu. Xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan, biên phòng, công an có trình độ chuyên môn cao, liêm chính và trách nhiệm.
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về tác hại của buôn lậu đối với kinh tế và xã hội, cũng như các hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu. Khuyến khích người dân tố giác hành vi buôn lậu và hợp tác với cơ quan chức năng.
-
Đẩy mạnh chế tài xử phạt: Áp dụng các mức phạt nặng hơn đối với hành vi buôn lậu, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến hàng hóa nguy hiểm (ma túy, pháo nổ, vũ khí, thực phẩm giả). Tịch thu toàn bộ hàng hóa và phương tiện sử dụng trong hoạt động buôn lậu.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân: Hỗ trợ doanh nghiệp hợp pháp thông qua các chính sách giảm thuế, ưu đãi xuất nhập khẩu, và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để cạnh tranh lành mạnh. Hỗ trợ các vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để giảm động cơ tham gia vào hoạt động buôn lậu.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Người dân lưu ý không có tổ chức, cá nhân nào trên mạng xã hội hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo (25.03.2025)
Cách thức thu hồi tiền lừa đảo và đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân trong thi hành án (25.03.2025)
Phân tích pháp lý: Vụ “nữ quái” 26 tuổi lừa đảo 1000 tỉ đồng của 13.000 người (25.03.2025)
Quy định pháp luật về tội rửa tiền (25.03.2025)
Phân tích pháp lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng vụ bắt 60 đối tượng lừa đảo 1000 tỷ tại Quảng Ninh (25.03.2025)
Xét xử phúc thẩm Trịnh Văn Quyết về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán (25.03.2025)
Bắt giữ 27 đối tượng dùng chiêu trò khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ (25.03.2025)
Phạt tiền 37 triệu - Xử lý hình sự đối với hành vi rải đinh trên đường (25.03.2025)