Là một đơn vị tư vấn pháp lý chuyên sâu, LHLegal luôn theo dõi sát diễn biến của vụ án để cung cấp thông tin chính xác và phân tích pháp lý khách quan, nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những rủi ro tài chính và pháp lý liên quan.
>>> Toàn cảnh phiên phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan sau một tuần xét xử
>>> Phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát: Rời bỏ công việc đã lâu nhưng vẫn bị kết án
Trương Mỹ Lan cùng 27 đồng phạm kháng cáo
Ngày 25/03/2025, Vụ án Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2, đang tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi bị cáo cùng 27 đồng phạm kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Với sự tham gia của hơn 40 luật sư bào chữa và 35.000 bị hại, phiên tòa xét xử phúc thẩm trở thành một trong những vụ án tài chính lớn nhất lịch sử Việt Nam.
Theo bản án sơ thẩm, HĐXX TAND TPHCM tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tù chung thân cho tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân.
Hơn 30.000 tỷ đồng của 35.000 trái chủ bị chiếm đoạt như thế nào?
Năm 2018, SCB rơi vào tình trạng bị các cơ quan quản lý giám sát nghiêm ngặt. Trong bối cảnh nợ xấu kéo dài, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ SCB.
Trước tình hình đó, bị cáo Trương Mỹ Lan đã đưa ra chủ trương và triệu tập cuộc họp với các lãnh đạo chủ chốt của SCB, gồm Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc) cùng Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán TVSI). Tại cuộc họp, nhóm này thống nhất sử dụng một số công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để triển khai việc phát hành, tư vấn và chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trái quy định pháp luật.
Dưới sự chỉ đạo của bị cáo Lan, trong giai đoạn 2018 - 2020, các lãnh đạo chủ chốt của SCB và Công ty chứng khoán TVSI đã bàn bạc, thống nhất sử dụng bốn công ty của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Tổng cộng, 25 mã trái phiếu đã được phát hành với số lượng hơn 308 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 30.000 tỷ đồng.
Số tiền huy động từ hoạt động này được các bị cáo chuyển cho những cá nhân được thuê để rút tiền mặt tại SCB, nhằm xóa dấu vết dòng tiền. Khoản tiền này sau đó được dùng để trả nợ ngân hàng, thanh toán gốc và lãi trái phiếu, tài trợ cho các dự án, cũng như chuyển ra nước ngoài. Hậu quả là SCB rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả cho nhà đầu tư đã mua trái phiếu.
Hành trình rửa tiền 445.000 tỷ đồng: Những thủ đoạn tinh vi
Giai đoạn 2018 - 2022, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm đã chiếm đoạt tổng cộng 445.000 tỷ đồng, bao gồm 415.000 tỷ đồng từ hành vi tham ô tài sản và 30.000 tỷ đồng từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo đã chỉ đạo các lãnh đạo chủ chốt của SCB phối hợp với đồng phạm xây dựng kế hoạch rút và chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền này, hợp thức hóa toàn bộ số tiền hơn 445.000 tỷ đồng để sử dụng theo chỉ đạo của mình.
Trương Mỹ Lan và các đồng phạm đã chiếm đoạt tổng cộng 445.000 tỷ đồng
Sau khi hoàn tất quá trình rút tiền, Bùi Văn Dũng (tài xế của bị cáo Lan) đảm nhận việc vận chuyển từ trụ sở ngân hàng về tòa nhà Sherwood tại Quận 3, TP.HCM để giao cho thư ký của bị cáo Lan. Thư ký này tiếp tục phân phối tiền theo chỉ đạo hoặc Dũng tiếp tục chuyển tiền về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Quận 1). Ngoài ra, Dũng còn giao tiền trực tiếp cho một số cá nhân theo yêu cầu của bị cáo Lan.
Khi chưa có nhu cầu sử dụng ngay, bị cáo Lan yêu cầu các lãnh đạo chủ chốt của SCB sử dụng danh nghĩa cá nhân để mở tài khoản tại ngân hàng, từ đó tiếp nhận và luân chuyển số tiền có nguồn gốc bất hợp pháp vào các tài khoản tạm giữ. Khi cần, tiền sẽ được luân chuyển qua nhiều tài khoản trung gian trước khi đến tài khoản chỉ định để bị cáo Lan sử dụng.
Bên cạnh đó, trong cùng khoảng thời gian từ 2018 - 2022, bị cáo Lan đã chỉ đạo cấp dưới nạp tiền vào thẻ tín dụng của chồng là Chu Lập Cơ để thanh toán các khoản chi tiêu cá nhân với tổng giá trị 225 tỷ đồng. Trong số này, 33 tỷ đồng có nguồn gốc từ hành vi tham ô và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Lan.
Dùng công ty "ma" chuyển lậu 106.000 tỷ qua biên giới ra sao?
Khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán nợ hoặc nhận vốn vay từ nước ngoài về Việt Nam, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lập các hợp đồng "khống" liên quan đến mua bán cổ phần, góp vốn, tư vấn và vay nợ giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty, tổ chức nước ngoài. Những công ty này thực chất là các "công ty ma" do các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kiểm soát và điều hành.
Nhóm đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phối hợp với SCB để thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền quốc tế. Hầu hết hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện pháp lý, như thiếu văn bản xác nhận của doanh nghiệp trong nước về quyền sở hữu cổ phần của công ty nước ngoài theo hợp đồng chuyển nhượng, hoặc thiếu chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của đại diện công ty nước ngoài ký kết hợp đồng. Dù vậy, các lãnh đạo chủ chốt của SCB vẫn phê duyệt và thực hiện giao dịch trên hệ thống, tạo điều kiện để dòng tiền được luân chuyển ra nước ngoài.
Từ năm 2012 đến 2022, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 doanh nghiệp, bao gồm 12 công ty đăng ký hoạt động tại Việt Nam, để thực hiện các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép qua biên giới lên đến hơn 4,5 tỷ USD, tương đương hơn 106.000 tỷ đồng.
Vụ án Trương Mỹ Lan không chỉ phơi bày một trong những bê bối tài chính lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những lỗ hổng trong hệ thống giám sát tài chính và pháp lý hiện hành. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nhà đầu tư cần thận trọng trong việc đánh giá rủi ro pháp lý, cũng như siết chặt quy trình kiểm soát nội bộ để phòng ngừa các hành vi sai phạm nghiêm trọng. LHLegal luôn đồng hành cùng khách hàng trong việc nhận diện rủi ro pháp lý, cung cấp phân tích chuyên sâu và giải pháp toàn diện, từ đó góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch và bền vững tại Việt Nam.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Cựu Chủ tịch SCB thừa nhận khai nhầm thưởng Tết 4 tỷ đồng thành 40 tỷ đồng (18.11.2024)
Một bị cáo nộp tiền khắc phục hậu quả vượt số tiền của bà Trương Mỹ Lan (18.11.2024)
Cựu Chủ tịch SCB thừa nhận khai nhầm thưởng Tết 4 tỷ đồng thành 40 tỷ đồng (18.11.2024)
Luật sư mong bà Trương Mỹ Lan được cơ hội sống để khắc phục hậu quả (18.11.2024)
Khối tài sản và vật chứng thu giữ trong vụ án Vạn Thịnh Phát (18.11.2024)
Bà Trương Mỹ Lan xúc động mạnh tại tòa sau khi bị đề nghị giữ án tử hình (15.11.2024)
Cháu gái bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án tù (15.11.2024)
Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị giữ nguyên án chung thân cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (15.11.2024)