>>> Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội phải xử lý hình sự như trốn thuế
>>> Phân tích pháp lý vụ mẹ sát hại con ruột để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam
Trục lợi bảo hiểm là gì?
Trục lợi bảo hiểm là hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm không chính đáng. Trong đó, thông đồng trục lợi bảo hiểm là hành vi có từ hai chủ thể trở lên cùng hợp tác với nhau nhằm gian lận tiền bảo hiểm. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ Điều 9 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, như sau:
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm."
Các hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến
Khai báo sai sự kiện bảo hiểm: Khai báo gian lận về tình trạng thiệt hại hoặc Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm. Việc khai báo sai sự kiện bảo hiểm (là căn cứ để phát sinh yêu cầu bảo hiểm bồi thường) được xem là dễ thực hiện khi chủ thể có ý định muốn trục lợi bảo hiểm. Chẳng hạn như: chị B giao xe cho cháu gái là bé D chạy, gây ra tai nạn dẫn đến chiếc xe BMW (có bảo hiểm tài sản) bị hư hỏng nghiêm trọng, khi khai báo sự kiện bảo hiểm cho công ty bảo hiểm, chị B đã cố ý che giấu thông tin, khai báo sai sự kiện bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm.
Thông đồng giữa người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba: Người thụ hưởng, bác sĩ, nhân viên bảo hiểm hoặc các đối tượng khác hợp tác với nhau để gian lận bảo hiểm. Đó có thể là trường hợp chị M, mua bảo hiểm sức khỏe cho người thụ hưởng là chính mình của công ty bảo hiểm X, bác sĩ thăm khám cho chị M trùng hợp là người quen của chị M. Hai người thực hiện hành vi thông đồng, chỉnh sửa bệnh án nhằm trục lợi bảo hiểm.
Dàn dựng tổn thất tài sản bảo hiểm: Cố ý phá hủy tài sản như ô tô, nhà cửa, hàng hóa để nhận bồi thường. Điều này thường xuyên xảy ra khi chủ thể có ý định trục lợi từ bảo hiểm tài sản. Không hiếm trường hợp, vì tài sản như ô tô, nhà cửa… đang có sẵn hư hỏng do các yếu tố khác nhưng chưa đủ để tạo thành sự kiện bảo hiểm nên các chủ thể sẵn sàng cố ý phá hủy tài sản để nhận bồi thường từ công ty bảo hiểm.
Giả mạo tử vong hoặc bệnh tật: Dựng cảnh chết giả, hoặc không mắc bệnh nhưng làm hồ sơ bệnh để nhận quyền lợi bảo hiểm. Đây là hành vi trục lợi bảo hiểm phổ biến đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Việc dàn dựng cảnh chết giả hay làm giả bệnh án để nhận quyền lợi bảo hiểm vốn không xa lạ trong thực tế vì các chủ thể thường sử dụng “chiêu bài” này để trục lợi.
Các mức xử phạt hành chính đối với hành vi trục lợi bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
“1.. Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; hành vi tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt dưới 10.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm mà số tiền chiếm đoạt từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm của pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà số tiền chiếm đoạt dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 400.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Hành vi trục lợi bảo hiểm có thể bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị truy cứu hình sự?
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (BLHS), hành vi thông đồng trục lợi bảo hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 213. Cụ thể:
Theo Điều 213 BLHS, chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại nếu thực hiện hành vi:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại, hình phạt tiền là hình phạt chính với mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 tỷ đồng tùy vào mức độ vi phạm và hình phạt bổ sung là bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
Như vậy, hành vi thông đồng để trục lợi bảo hiểm, nếu đáp ứng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Các tổ chức và cá nhân cần nhận thức rõ hành vi này để tránh vi phạm pháp luật và bảo vệ lành mạnh thị trường bảo hiểm.
Thông đồng để trục lợi bảo hiểm không chỉ vi phạm đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự với những chế tài nghiêm khắc. Do đó, mỗi cá nhân, tổ chức cần nắm rõ quy định pháp luật để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm và pháp luật hình sự, hãy liên hệ LHLegal để được hỗ trợ kịp thời.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tạm giữ hình sự tài xế xe khách rơi xuống vực đèo Bảo Lộc (01.04.2025)
Hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị xử lý ra sao? (01.04.2025)
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm 2025 (01.04.2025)
Trưởng phòng thuộc sở y tế Hà Nội bị bắt vì nhận hối lộ (27.03.2025)
Quá trình thi hành án thu hồi tiền lừa đảo trả lại tiền cho nạn nhân (27.03.2025)
Vụ cướp 2,2 triệu USD chấn động Tây Ninh: Bị hại có cần chứng minh nguồn gốc số tiền? Số tiền 2,2 triệu USD xử lý như thế nào? (27.03.2025)
Nữ sinh Hà Nội bị đánh hội đồng, bị bắt quỳ: Dấu hiệu tội danh của 2 nghi phạm (27.03.2025)
Xử phạt 10 năm tù đối với tài xế dương tính với ma túy tông chết 3 người (27.03.2025)