>>> Những điều cần biết về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
>>> Có được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu bên mua chậm trả nợ hay không?
Thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại, điều kiện áp dụng
Căn cứ theo Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 về thỏa thuận phạt vi phạm:
“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại”.
Căn cứ theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019) (Luật thương mại hiện hành) quy định về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại :
“Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Như vậy, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Về bản chất, hợp đồng thương mại là hợp đồng được giao kết trong đó ít nhất một bên tham gia có mục đích sinh lợi - tính thương mại và có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A ký hợp đồng bán sản phẩm do Công ty A sản xuất cho công ty cổ phần B, thì hợp đồng này gọi là “hợp đồng thương mại”. Công ty A và Công ty B thỏa thuận trong hợp đồng bán hàng: “Nếu Công ty B chậm thanh toán tiền mua hàng, thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”. Thỏa thuận này do chủ thể thương mại ký kết, gọi là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Điều kiện áp dụng điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại:
Căn cứ Điều 300, Điều 294 Luật Thương mại hiện hành, điều kiện áp dụng điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là:
(i) Các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng;
(ii) Một bên có hành vi vi phạm hợp đồng mà theo thỏa thuận giữa các bên thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng;
(iii) Hành vi vi phạm hợp đồng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.
Quy định về mức phạt vi phạm tối đa trong trong hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Điều 301 Luật Thương mại hiện hành quy định về mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại:
“Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Như vậy, mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Một số lưu ý khi thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm
Qua nghiên cứu điều kiện áp dụng và một số vấn đề xoay quanh điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất, nên thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng ngay khi đàm phán, tiến tới giao kết hợp đồng. Bởi hiện nay còn rất nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm tồn tại của điều khoản phạt vi phạm liệu có nhất thiết phải thoả thuận phạt vi phạm ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng thì mới có thể áp dụng phạt vi phạm hay không, hay chỉ cần thoả thuận trước khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra? Do đó, chúng tôi khuyến nghị các bên nên thỏa thuận về phạt vi phạm ngay từ đầu, khi giao kết hợp đồng để tránh tranh chấp về sau.
Các bên nên thỏa thuận về phạt vi phạm ngay từ đầu khi giao kết hợp đồng
Thứ hai, Điều 301 Luật Thương mại hiện hành giới hạn mức phạt vi phạm tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đây là quy định mà chủ thể thương mại cần chú ý tuân thủ khi thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm. Nếu các bên không tuân thủ, khi có tranh chấp về điều khoản phạt vi phạm xảy ra và đưa ra Toà án giải quyết, thỏa thuận phạt vi phạm có thể bị tuyên vô hiệu.
Thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại không chỉ là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn là yếu tố góp phần thúc đẩy tính minh bạch và kỷ luật trong quan hệ hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, việc áp dụng thỏa thuận phạt vi phạm cần được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo tính hợp lý và công bằng nhằm tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Vì vậy, các bên khi ký kết hợp đồng thương mại cần thận trọng trong việc xây dựng điều khoản phạt vi phạm, đồng thời nên tham khảo ý kiến từ luật sư để bảo đảm quyền lợi tối ưu và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp chất lượng hàng hóa (10.12.2024)
Mức phạt kê khai sai thuế TNDN là bao nhiêu? (03.12.2024)
Bên mua hàng chây ỳ trả nợ phải làm sao? (03.10.2024)
Biện pháp điều chỉnh carbon tại biên giới của EU và dự báo tác động đến doanh nghiệp Việt Nam (04.07.2023)
Sổ đăng ký thành viên công ty TNHH theo quy định pháp luật mới nhất 2023 (07.06.2023)
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất (10.05.2023)
Trình tự, thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định mới nhất 2023 (26.04.2023)
Quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mới nhất năm 2023 (21.04.2023)