>>> Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
>>> Tất tần tật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Cập nhật 2025)
Khái niệm và ý nghĩa của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS)
Định nghĩa tình tiết tăng nặng TNHS
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.
Mục đích và vai trò của tình tiết tăng nặng TNHS trong luật hình sự
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án đối với người phạm tội cụ thể làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án đó.
Việc quy định tình tiết tăng nặng TNHS trong luật hình sự là căn cứ để Toà án quyết định hình phạt cụ thể trong một khung hình phạt trên cơ sở phân hoá tội phạm.
Các loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự
Căn cứ Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết là Bộ luật hình sự):
“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”.
Áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trong thực tiễn xét xử
Yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tình tiết tăng nặng
Trong bất kỳ vụ án nào, khi xem xét quyết định hình phạt, Toà án đồng thời xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS (nếu có), tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trong thực tiễn xét xử có một số vấn đề cần lưu ý:
Tình tiết tăng nặng mang tính luật định:
Trong khi Bộ luật hình sự quy định, Toà án có thể xem việc đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ thì tình tiết tăng nặng lại khác, ngoài các tình tiết tăng nặng tại Điều 52 Bộ luật hình sự thì Toà án không thể đưa tình tiết khác vào xem xét làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân.
Các tình tiết tăng nặng đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết tăng nặng trong khi quyết định hình phạt:
Chẳng hạn như tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” (điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự) cũng là tình tiết định tội tại Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi…”. Do đó, khi quyết định hình phạt với người phạm tội trên thì tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” không được coi là tình tiết tăng nặng TNHS.
Thẩm quyền xem xét và quyết định tình tiết tăng nặng thuộc về hội đồng xét xử vụ án.
Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét và quyết định tình tiết tăng nặng
Ví dụ minh họa về áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 73/2020/HS-ST ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên:
Tình tiết chính của vụ án như sau: Do nghi ngờ ông Trần Thế D đã tạt axit vào vùng mặt, người bà Nguyễn Thị Tình và tạt axit vào mắt của Trần Văn C vào năm 1996, 1997 nên khoảng 15 giờ ngày 19/01/2020 tại khu vực nghĩa trang Mả Dền thuộc thôn T, xã TH, thành phố Hưng Yên, Trần Văn C đã dùng dao bầu dài 39cm, có lưỡi bằng kim loại, sắc nhọn đâm, chém nhiều nhát vào vùng ngực, vùng cổ ông D, rồi dùng dao cắt đầu ông D đứt rời cổ. Sau đó, C xách đầu ông D về đặt trước cổng nhà ông D rồi tiếp tục cầm dao chạy vào trong nhà ông D tìm anh Trần Ngọc Sơn là con trai ông D để giết. Tại đây C không gặp anh Sơn nhưng thấy bà Đoàn Thị M là vợ ông D nên C đã đuổi chém nhiều nhát vào đầu, vào người bà M. Bà M bỏ chạy, trốn sang nhà chị Đoàn Thị Tố Uyên, chị Uyên đã chạy ra đóng cổng nhà lại nên C không đuổi chém bà M được nữa. Hậu quả ông D chết, bà M bị tổn thương 43% sức khỏe.
Hội đồng xét xử căn cứ tài liệu giám định, chứng cứ cơ quan điều tra thu thập, tuyên án Trần Văn C về tội “Giết người” với các tình tiết định khung “Giết hai người trở lên”, “Thực hiện tội phạm một cách man rợ”, “Có tính chất côn đồ” theo quy định tại các điểm a, i, n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Do các tình tiết “Có tính chất côn đồ” đã được xem xét với vai trò tình tiết định khung nên không được xem là tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự khi quyết định hình phạt.
Các tình tiết tăng nặng TNHS của luật hình sự Việt Nam nhằm phân hoá rõ ràng tội phạm, nhằm răn đe, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, giảm tình trạng giết người một cách man rợ, sử dụng thủ đoạn dã man, tàn bạo để phạm tội.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phạt tiền 37 triệu - Xử lý hình sự đối với hành vi rải đinh trên đường (25.03.2025)
Bắt giữ đối tượng làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản (25.03.2025)
Quyên góp từ thiện: Lòng tin đặt sai chỗ hay hiểu lầm chưa được công khai? (24.03.2025)
Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự: Quyền và nghĩa vụ của các bên (24.03.2025)
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang và đại gia cát lậu miền Tây ra tòa (24.03.2025)
Tác động của tội nhận hối lộ đến xã hội và nền kinh tế (21.03.2025)
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể rút ngắn thời gian thử thách không? (21.03.2025)
Luật sư tư vấn miễn chấp hành hình phạt tù: Thủ tục & hồ sơ (21.03.2025)