>>> Vụ mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm: Từ tin đồn đến sự thật bị vạch trần
>>> Xét xử 15 bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil gây thất thoát 1.463 tỷ đồng
Thực trạng nạn bắt ép trẻ em đi ăn xin
Trong xã hội hiện nay, tình trạng trẻ em bị ép buộc đi ăn xin để phục vụ mục đích trục lợi vẫn là vấn đề nhức nhối. Đằng sau vẻ ngoài đáng thương, ủ rũ, nhếch nhác và trên cơ thể có hàng chục vết thương từ bé đến lớn là những trận đòn roi kinh hoàng khi các em không thể xin đủ “chỉ tiêu” trong ngày do những đối tượng xấu đặt ra. Dã man hơn, để trông có vẻ “đáng thương” trong mắt người khác, những đối tượng xấu còn không tiếc thủ đoạn tàn nhẫn, thẳng tay bẻ gãy chân, tay của những đứa trẻ tội nghiệp chỉ để chúng có thể đáp ứng nhu cầu trục lợi của chúng… Không khó để tìm thấy những bài báo với tiêu đề tương tự, những thước phim được quay lén từ các phóng viên của các nhà đài lớn có uy tín để phản ánh tình trạng khủng khiếp này. Đôi khi ta nhìn vào, những tưởng hình ảnh khó khăn đó là một gia đình đáng thương với một người “cha” hoặc một người “mẹ” khốn đốn khi không chăm lo được cho con của mình. Nhưng thật ra, đó chính là những kẻ tạo nên hoàn cảnh tội nghiệp đó cho chính đứa bé tội nghiệp.
Không đánh đồng mọi trường hợp trẻ em ăn xin đều là bị bắt ép, nhưng số lượng trên thực tế phản ánh nhiều đến mức trở thành vấn nạn nhức nhối ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn như, chỉ cần chạy ngang ngã tư đường vào các khu công nghiệp, sẽ thấy một số trẻ em ăn xin xuất hiện ở đây. Nhưng chỉ cần thấy công an, chính quyền địa phương đi ngang thì những đứa bé này chạy vào những con hẻm vắng, sau khi công an đi khỏi, lại xuất hiện để “hành nghề”. Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu thật sự khó khăn và khổ sở, tại sao lại phải dè chừng cán bộ địa phương? Trong khi đây chính là những chủ thể sẽ giúp đỡ người dân trong khả năng của mình.
Như vậy, thực trạng bắt ép trẻ em đi ăn xin là vấn đề có thật và vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở những thành phố lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…. Hành vi này không chỉ vi phạm quyền lợi và nhân phẩm của trẻ em mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý và thể chất của các em. Nhiều trẻ em phải chịu đựng sự thiếu thốn tình thương, sự bảo vệ và các quyền cơ bản của mình trong suốt thời gian sống trong hoàn cảnh đó. Dẫn đến trường hợp khi các em lớn lên, trở thành chính con người tàn bạo như mình đã từng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức của các em nói riêng mà còn làm cho an ninh xã hội không đảm bảo được tính an toàn vốn có. Hơn nữa, các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em đã chỉ ra rằng việc bắt ép trẻ em đi ăn xin là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp và đạo đức xã hội, đặc biệt khi hành vi này thường đi kèm với các hình thức bóc lột, lạm dụng tình dục hoặc cưỡng bức lao động.
Các quyền của trẻ em là gì?
Trẻ em là đối tượng được quan tâm một cách đặc biệt. Không chỉ ở Việt Nam, trên phạm vi toàn thế giới, quyền của trẻ em được ghi nhận trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có thể kể đến Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC), trong phạm vi công ước này, quyền của trẻ em được ghi nhận rất cụ thể và chi tiết. Có thể kể đến các quyền như Quyền được học hành (Điều 28 Công ước CRC); Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, xâm hại và sao nhãng (Điều 19 Công ước CRC); Quyền được tự do bày tỏ ý kiến (Điều 13 Công ước CRC) và đặc biệt hơn cả là Quyền được sống, sống còn và phát triển (Điều 6 CRC)
Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn CRC, việc nội luật hóa các Quyền của trẻ em theo Công ước CRC vào pháp luật Việt Nam thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Văn bản quy phạm pháp luật chính quy định Quyền trẻ em là Luật Trẻ em 2016, trong đó nêu rõ quyền của trẻ em gồm: Điều 6 - các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
-
Tước đoạt quyền sống của trẻ em;
-
Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
-
Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Điều này sẽ làm cho người thực hiện hành vi phải chịu chế tài hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sđ,bs 2017). Thêm vào đó, các quyền của trẻ em phổ quát toàn chương II của Luật trẻ em 2016, các quyền được ghi nhận tại Công ước CRC được Việt Nam nội luật hóa gần như là toàn bộ:
-
Quyền sống (Điều 12);
-
Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 14);
-
Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16)...
Như vậy, quyền của trẻ em không chỉ được ghi nhận theo pháp luật Việt Nam mà còn được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế. Việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội.
Bảo vệ quyền lợi của trẻ em là trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội
Dùng trẻ em đi ăn xin để trục lợi có phạm tội không?
Hành vi dùng trẻ em đi ăn xin để trục lợi là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Trẻ em 2016, đây là hành vi “5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.” Hành vi này có thể đối diện với việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Hơn nữa, nếu hành vi này thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại BLHS thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt đối với hành vi dùng trẻ em đi ăn xin để trục lợi
Phạt hành chính
Việc sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi sẽ bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, cụ thể tại khoản 2: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.”
Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP: “5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.”
Điều 24 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em: ….Tùy theo mức độ, người vi phạm có thể bị phạt tiền, cảnh cáo hoặc các biện pháp hành chính khác như yêu cầu khôi phục lại quyền lợi của trẻ em.”
Dẫn chiếu sang quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điều 58:
“Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.;
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.”
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi ép buộc trẻ em đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống sẽ là 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Nếu cha mẹ, người thân thực hiện hành vi ép buộc trẻ em đi ăn xin thì sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng cho hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Truy cứu TNHS
Hành vi sử dụng trẻ em để ăn xin hoặc tham gia các hoạt động gây tổn hại đến sự phát triển của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu cưỡng bức hoặc lợi dụng trẻ em vào mục đích trục lợi và hành vi đó thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể, hành vi sử dụng trẻ em đi ăn xin có dấu hiệu cưỡng bức, lạm dụng hoặc bóc lột lao động, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 297 về Tội cưỡng bức lao động, điểm a khoản 2 Điều 140 (Tội hành hạ người khác), Điều 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều 145 (Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều 146 (Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi), Điều 153 (Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi) BLHS về các hành vi có tính lạm dụng tình dục trẻ em, cưỡng bức lao động hoặc bóc lột sức lao động của trẻ em. Các hình phạt có thể bao gồm phạt tiền, phạt tù có thời hạn, hoặc tù chung thân, tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng.
Trách nhiệm của cơ quan chức năng và người dân
Cơ quan chức năng như công an, các cơ quan bảo vệ trẻ em và chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền lợi của trẻ em. Đồng thời, cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về quyền trẻ em để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này.
Ngoài ra, mỗi công dân có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đặc biệt khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền lợi của trẻ em như bắt ép đi ăn xin. Người dân cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm.
Đặc biệt, chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em chính là các thành viên trong gia đình. Cần quan tâm, hỏi han, chăm sóc trẻ em, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em để phòng ngừa những hành vi xấu thực hiện với con trẻ.
Những câu hỏi thường gặp về việc ép buộc trẻ em ăn xin
Hình phạt bổ sung với tội cưỡng bức lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 297 BLHS, Hình phạt bổ sung đối với Tội cưỡng bức lao động là: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
Như vậy, có thể bị phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung cho Tội cưỡng bức lao động.
Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi thì có bị xử phạt không?
Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Việc lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS thì hành vi Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi được xem là tình tiết tăng nặng theo điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS:
“k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;”
Như vậy, dù là lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi bằng bất kỳ hành vi nào được quy định là tội phạm theo BLHS thì đều bị xử lý với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như, theo điểm b khoản 2 Điều 297 BLHS về Tội cưỡng bức lao động, hành vi cưỡng bức lao động người khuyết tật phải chịu hình phạt ở khung 2 (định khung tăng nặng), có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Lợi dụng trẻ em khuyết tật trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội có bị đi tù không?
Dụ dỗ hoặc ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Theo BLHS, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt tù, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi về các tội danh như Tội cưỡng bức lao động, Tội hành hạ người khác, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Hình phạt có thể là phạt tiền, tù có thời hạn hoặc tù chung thân, tử hình như đã phân tích.
Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Mọi hành vi xâm phạm, lợi dụng hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp cần được xử lý nghiêm khắc để đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của các em.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bắt giữ đối tượng làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản (25.03.2025)
Quyên góp từ thiện: Lòng tin đặt sai chỗ hay hiểu lầm chưa được công khai? (24.03.2025)
Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự: Quyền và nghĩa vụ của các bên (24.03.2025)
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang và đại gia cát lậu miền Tây ra tòa (24.03.2025)
Tác động của tội nhận hối lộ đến xã hội và nền kinh tế (21.03.2025)
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể rút ngắn thời gian thử thách không? (21.03.2025)
Luật sư tư vấn miễn chấp hành hình phạt tù: Thủ tục & hồ sơ (21.03.2025)
Toàn cảnh vụ án Hậu Pháo: Số cựu quan chức vướng lao lý, tài sản bị phong tỏa và thu giữ (21.03.2025)