>>> Ngân hàng có bắt buộc phải công khai thông tin Open API không?
>>> Phong tỏa tài khoản ngân hàng: Quy định pháp luật và thẩm quyền quyết định
Rút tiền hàng loạt là gì?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 “Rút tiền hàng loạt” (bank run) là hiện tượng nhiều khách hàng đồng loạt rút tiền gửi tại một ngân hàng trong thời gian ngắn, thường bắt nguồn từ sự lo sợ mất khả năng chi trả của ngân hàng hoặc những thông tin bất lợi lan truyền trên thị trường. Đây là tình huống khủng hoảng thanh khoản đặc trưng và nguy hiểm trong lĩnh vực ngân hàng.
Khác với việc rút tiền theo nhu cầu thông thường, bank run mang yếu tố tâm lý đám đông và lan truyền, có thể đẩy một ngân hàng vốn dĩ an toàn vào khủng hoảng thực sự do thiếu dòng tiền đáp ứng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khi xảy ra tình trạng bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ:
“1. Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
a) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
b) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 của Luật này; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.”
Biểu hiện và nguy cơ khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt
Tình trạng khách hàng xếp hàng rút tiền, tài khoản bị rút sạch dẫn đến mất khả năng chi trả cho Ngân hàng
Khi bank run xảy ra, tại các chi nhánh ngân hàng hoặc cây ATM thường xuất hiện cảnh xếp hàng dài. Trên các nền tảng ngân hàng điện tử, giao dịch rút/chuyển tiền tăng đột biến. Tài khoản của ngân hàng nhanh chóng cạn kiệt thanh khoản, đặc biệt là với những ngân hàng huy động tiền gửi lớn nhưng dự trữ tiền mặt thấp dẫn đến không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của Khách hàng.
Ví dụ thực tiễn:
Tháng 10/2022, sau khi bà Trương Mỹ Lan – lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – bị bắt, hàng nghìn khách hàng hoảng loạn kéo đến SCB để rút tiền. Mặc dù SCB không liên quan trực tiếp, nhưng tin đồn thất thiệt đã khiến lượng tiền bị rút ra cực lớn trong thời gian ngắn. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã lập tức phát thông cáo trấn an dư luận, đồng thời triển khai biện pháp kiểm soát đặc biệt, hỗ trợ thanh khoản cho SCB. Cơ quan Công an cũng đã làm việc và xử lý một số đối tượng có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
Vụ việc tại SCB là minh chứng điển hình cho việc Ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp can thiệp sớm nhằm ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Khó khăn trong thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng
Ngay cả ngân hàng lành mạnh nếu bị rút tiền hàng loạt vẫn có thể mất khả năng thanh toán tạm thời. Các tài sản của ngân hàng như cho vay, đầu tư thường không thể chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức. Tình trạng này làm ngân hàng phải, bán gấp tài sản, gây lỗ và mất uy tín trên thị trường.
Tác động dây chuyền tới hệ thống tài chính, ảnh hưởng chính sách kinh tế tiền tệ
Một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể làm dấy lên lo sợ ở các ngân hàng khác, tạo ra làn sóng rút tiền liên hoàn. Niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng bị sụt giảm làm ảnh hưởng tới hoạt động tài chính nói riêng, chính sách tiền tệ nói chúng. Đây chính là lý do vì sao pháp luật cho phép Ngân hàng Nhà nước có quyền can thiệp từ sớm – trước khi hậu quả trở nên nghiêm trọng.
Phát sinh các chi phí hỗ trợ từ Nhà nước: các chính sách cấp vốn khẩn cấp, nợ công,...
Ngân hàng Nhà nước có quyền được can thiệp sớm đối với ngân hàng bị rút tiền hàng loạt?
Theo Khoản 1 Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định:
“1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này;
b) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 30 ngày liên tục;
d) Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.”
Do đó, Ngân hàng Nhà nước được quyền can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất an toàn hoạt động, trong đó bao gồm cả trường hợp bị rút tiền hàng loạt dẫn tới thiếu hụt thanh khoản.
Ngân hàng nhà nước được quyền can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất an toàn hoạt động
Yêu cầu và biện pháp hạn chế đối với ngân hàng được can thiệp sớm
Yêu cầu đối với Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm
Theo Khoản 1 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
“1. Các yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm bao gồm:
a) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
b) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, thù lao, lương, thưởng; yêu cầu bồi hoàn thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
c) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành.”
Biện pháp hạn chế đối với Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm
Theo khoản 2 Điều 157 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
“2. Các biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm bao gồm:
a) Không chia cổ tức, lợi tức, phân phối lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ, chuyển lợi nhuận về nước; hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng tài sản;
b) Hạn chế hoạt động kinh doanh không hiệu quả, có rủi ro cao; giảm giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; hạn chế tăng trưởng tín dụng;
c) Đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật; không bổ sung nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh mới khác, không mở rộng mạng lưới hoạt động;
d) Đình chỉ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; yêu cầu bầu, bổ nhiệm thay thế người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm;
đ) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.”
Theo khoản 1 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khi bị can thiệp sớm, ngân hàng phải chấp hành các biện pháp cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
-
Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
-
Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, thù lao, lương, thưởng; yêu cầu bồi hoàn thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
-
Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành.
Những biện pháp này giúp đảm bảo ngân hàng vẫn có thể phục hồi mà không cần chuyển sang kiểm soát đặc biệt hoặc phá sản.
Trách nhiệm của ngân hàng trong ngăn ngừa rút tiền hàng loạt
Đảm bảo minh bạch thông tin, truyền thông hiệu quả
Trong thời đại thông tin lan truyền nhanh chóng, ngân hàng cần chủ động công bố thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh minh bạch. Khi xuất hiện tin đồn, phải nhanh chóng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xác minh, đính chính công khai, tránh để dư luận bị định hướng sai lệch.
Tăng cường dự phòng thanh khoản
Các ngân hàng phải tuân thủ tỷ lệ đảm bảo thanh khoản, như tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Việc chủ động duy trì quỹ dự phòng và danh mục tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giúp ngân hàng ứng phó với khủng hoảng bất ngờ.
Ngân hàng cần tuân thủ tỷ lệ đảm bảo thanh toán
Chủ động hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước
Khi có dấu hiệu bank run, ngân hàng phải báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước, chủ động đề xuất phương án hỗ trợ hoặc can thiệp sớm. Đây là trách nhiệm không chỉ để tự bảo vệ ngân hàng mà còn nhằm ổn định hệ thống tài chính chung.
Việc rút tiền hàng loạt tại một ngân hàng có thể bắt nguồn từ tâm lý bất an và thông tin sai lệch, nhưng hậu quả thực tế có thể rất nghiêm trọng. Để bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định của toàn hệ thống tài chính, pháp luật Việt Nam đã có quy định rõ ràng cho phép Ngân hàng Nhà nước can thiệp sớm, với cơ chế kiểm soát, hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Vụ việc tại SCB năm 2022 cho thấy, sự can thiệp nhanh chóng và dứt khoát của Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải quyết tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng khi xảy ra các tin tức tiêu cực đối với Ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng phải không ngừng nâng cao minh bạch, năng lực quản trị rủi ro và dự phòng thanh khoản để tránh rơi vào khủng hoảng tương tự.
LHLegal sẵn sàng tư vấn pháp lý về tài chính – ngân hàng, xử lý khủng hoảng doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và doanh nghiệp khi có biến động thị trường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng: Tăng quyền xử lý nợ xấu, hỗ trợ hệ thống ngân hàng (30.06.2025)
Có thể yêu cầu hủy kết quả đấu giá đất nếu có sai phạm không? (24.06.2025)
Hướng dẫn khiếu nại, khởi kiện khi bị bán đấu giá tài sản mà chưa được thông báo hợp lệ (22.06.2025)
Áp dụng tập quán thương mại trong bảo lãnh ngân hàng đối ứng - Có được thỏa thuận không? (19.06.2025)
Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu - Giải phóng dòng vốn cho nền kinh tế (19.06.2025)
Ngân hàng bị phá sản trong trường hợp nào? Tài sản ngân hàng có được thanh lý khi phá sản không? (16.06.2025)
Quá trình sáp nhập tổ chức tín dụng cần lưu ý gì khi chuyển nhượng tài sản (13.06.2025)
Quy định pháp luật về việc giải thể chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang có tranh chấp (12.06.2025)