>>> Hàng giả là gì? Phân tích tội buôn bán hàng giả theo bộ luật hình sự
>>> Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Vậy, hành vi quảng cáo hàng hóa sai sự thật được hiểu như thế nào? Khi nào doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Người làm quảng cáo, bao gồm KOL, influencer có thể bị xử lý ra sao nếu quảng bá sản phẩm sai lệch? LHLegal sẽ cùng bạn phân tích những quy định pháp luật hiện hành và giải đáp những câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này.
Quảng cáo sai sự thật là gì?
Quảng cáo sai sự thật là hành vi đưa ra thông tin không đúng, gây hiểu lầm về sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút người tiêu dùng. Hành vi này có thể bao gồm thông tin không chính xác về chất lượng, công dụng, giá cả, xuất xứ hoặc thành phần của hàng hóa.
Đồng thời, đây cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 thì quảng cáo sai sự thật có thể được hiểu là
“Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.
Căn cứ Điều 11 Luật quảng cáo năm 2012 quy định Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, cụ thể:
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hành vi quảng cáo hàng hóa sai sự thật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo gian dối từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, hành vi quảng cáo gian dối xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quảng cáo hàng hóa.
Thứ ba, về mặt khách quan tội phạm:
Hành vi:
-
Người phạm tội có hành vi gian dối, đưa thông tin quảng cáo không đúng sự thật thông qua nhiều hình thức khác nhau như vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đăng báo, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình, đặt các phương tiện quảng cáo khác ở nơi công cộng…
-
Quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của hàng hóa mà doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất ra nó đã được công bố.
Hành vi quảng cáo gian dối chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể thực hiện có một trong các dấu hiệu sau:
-
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
-
Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Thứ tư, về mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện hành vi quảng cáo gian dối với lỗi cố ý trực tiếp. Cụ thể, người này nhận thức rõ hành vi quảng cáo là gian dối, trái với quy định pháp luật, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra nhằm vụ lợi.
Như vậy, đối với hành vi quảng cáo sai sự thật nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau:
-
Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
-
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo hàng hóa
Quyền của người quảng cáo
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, người quảng cáo hàng hóa có các quyền sau:
-
Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
-
Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
-
Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
-
Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
-
Thực hiện quyền khác theo quy định của pháp luật
Người quảng cáo hàng hóa có quyền quyết định hình thức và phương thức quảng cáo
Nghĩa vụ của người quảng cáo
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, người quảng cáo hàng hóa có các nghĩa vụ sau:
-
Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
-
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
-
Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
-
Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
-
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Những hành vi bị nghiêm cấm khi quảng cáo hàng hóa?
Tại Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm các hành vi sau:
Thứ nhất, Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau:
-
Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Thuốc lá.
-
Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
-
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
-
Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
-
Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
-
Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
-
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Thứ hai, Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Thứ ba, Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Thứ tư, Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
Thứ năm, Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thứ sáu, Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
Thứ bảy, Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
Thứ tám, Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thứ chín, Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Thứ 10, Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ 11, Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thứ 12, Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Thứ 13, Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thứ 14, Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
Thứ 15, Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
Thứ 16, Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Nghiêm cấm hành vi vẽ sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện,...
Câu hỏi thường gặp
Người làm quảng cáo (KOL, influencer) có bị xử lý nếu quảng cáo sai sự thật không?
Người làm quảng cáo (KOL, Influencer) vẫn phải bị xử lý nếu quảng cáo sai sự thật. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tương ứng với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Xử phạt hành chính: Theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định hành vi quảng cáo sai sự thật về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đến 80.000.000 đồng
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP người có hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị áp dụng buộc khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.
Mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp đôi (Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ).
Đồng thời, nếu sản phẩm được quảng cáo là sản phẩm bảo vệ sức khỏe thì người có hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng nếu thực hiện từ 02 lần trở lên trong vòng 6 tháng.
Điển hình cho vụ việc này, có thể nhắc đến vụ việc gây xôn xao cộng đồng mạng là bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) có hành vi quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ Kera do Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) công bố và được sản xuất tại Công ty cổ phần ASIA LIFE (Đắk Lắk), với thông tin sản phẩm này có giá trị chất xơ cao, "1 viên kẹo bằng cả đĩa rau”. Trong khi thực tế theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, sản phẩm này có chứa Sorbitol, một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4g/100g, nhưng không ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định. Do đó, Ngày 20-3, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo, phạt tiền mỗi cá nhân vi phạm số tiền 70.000.000 đồng.
Doanh nghiệp có thể bị đình chỉ kinh doanh nếu vi phạm quảng cáo sai sự thật không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi quảng cáo sai sự thật chủ yếu bị xử phạt bằng các biện pháp như phạt tiền, cải tạo không giam giữ, buộc gỡ bỏ nội dung quảng cáo vi phạm, thu hồi sản phẩm quảng cáo quá mức, bồi thường thiệt hại hoặc tước quyền sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 đến 24 tháng đối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Pháp luật hiện nay không quy định hình thức xử phạt đình chỉ kinh doanh đối với hành vi này.
Nếu tôi là người tiêu dùng, tôi có thể kiện doanh nghiệp vì quảng cáo sai sự thật không?
Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền khởi kiện doanh nghiệp nếu bị thiệt hại do quảng cáo sai sự thật, dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
-
Theo điểm d khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, người tiêu dùng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bồi thường thiệt hại, thu hồi sản phẩm, chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu doanh nghiệp không thực hiện, người tiêu dùng có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại lên Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, nếu người tiêu dùng chứng minh được thiệt hại do quảng cáo sai sự thật (ví dụ: mất tiền mua sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe), họ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
-
Theo khoản 1 Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nếu hành vi quảng cáo gian dối đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người tiêu dùng có thể tố giác đến cơ quan công an để yêu cầu xử lý hình sự đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân vi phạm.
Như vậy, quảng cáo hàng hóa sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng mà còn tiềm ẩn rủi ro pháp lý nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cá nhân vi phạm. Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Để tránh các hệ lụy pháp lý, doanh nghiệp, cá nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quảng cáo, đảm bảo thông tin trung thực, minh bạch. Đặc biệt, KOL, influencer khi quảng bá sản phẩm cũng cần cẩn trọng, kiểm chứng thông tin trước khi thực hiện quảng cáo để tránh bị xử lý pháp luật.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định pháp luật về quảng cáo hoặc cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, LHLegal luôn sẵn sàng hỗ trợ với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn bảo vệ quyền lợi và tuân thủ pháp luật một cách tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Vụ án mạng kinh hoàng tại cơ sở giải trí quận 1: Chủ quán tử vong, nhân viên nguy kịch (30.12.2024)
Tham ô tài sản: Những vụ án chấn động và bài học nhức nhối (29.12.2024)
Bẫy huy động vốn lãi suất cao - Hàng ngàn người sập bẫy và bài học phòng tránh (28.12.2024)
Điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn động vừa qua (26.12.2024)
Vụ Mr Pips và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (24.12.2024)
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các vụ án nổi bật tại Việt Nam (20.12.2024)
Phân biệt cho vay lãi nặng và giao dịch dân sự hợp pháp: Hiểu đúng để tránh vi phạm (20.12.2024)
11 mạng người trong vụ cháy tại Hà Nội: Hung thủ sẽ phải trả giá như thế nào? (19.12.2024)