>>> Trộm cắp công khai khi có người trong nhà bị xử lý ra sao?
>>> Trộm cắp tài sản trên 200 triệu bị phạt như thế nào? Có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Nhân viên khách sạn trộm đồ của khách có bị sa thải không?
Hành vi trộm cắp tài sản của khách tại nơi làm việc là căn cứ để người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định pháp luật. Cụ thể, khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động trong trường hợp: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc…”
Theo đó, nhân viên khách sạn có hành vi trộm cắp tài sản của khách rõ ràng thuộc trường hợp có thể bị sa thải.
Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Tuy nhiên, để việc sa thải hợp pháp và không bị tuyên là trái luật, người sử dụng lao động phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
Bước 1: Phát hiện hành vi vi phạm:
Người sử dụng lao động lập biên bản vi phạm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có). Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm muộn, người sử dụng lao động cần thu thập chứng cứ và chứng minh hành vi vi phạm trong vòng 1 tháng kể từ khi phát hiện.
Bước 2: Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật:
Người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp, cùng hành vi vi phạm của người lao động ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tổ chức cuộc họp.
Bước 3: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật:
Cuộc họp xử lý kỷ luật được tổ chức vào thời gian đã thông báo, dù có người tham gia hay không.
Bước 4: Lập biên bản cuộc họp:
Biên bản cuộc họp phải được lập ngay sau khi cuộc họp kết thúc và thông qua với chữ ký của những người tham dự. Nếu có người không ký, lý do không ký phải được ghi rõ trong biên bản.
Bước 5: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật:
Người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật trong vòng 7 ngày kể từ khi kết thúc cuộc họp và gửi quyết định này đến các thành phần tham gia cuộc họp.
Nếu không thực hiện đúng quy trình, doanh nghiệp có thể bị coi là xử lý kỷ luật trái pháp luật, từ đó phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và phục hồi quyền lợi cho người lao động.
Doanh nghiệp có thể phải bồi thường thiệt hại nếu thực hiện xử lý kỷ luật lao động không đúng quy trình
Hành vi trộm đồ của khách có thể bị truy cứu hình sự
Hành vi trộm đồ của khách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có dấu hiệu của tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Theo quy định trên, tội “Trộm cắp tài sản” theo được xác định theo các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
1. Về mặt khách thể: Hành vi trộm đồ của khách xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của khách.
2. Về mặt chủ thể: Người có hành vi trộm đồ của khách nếu trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý về tội danh này.
3. Về mặt khách quan:
Hành vi: Nhân viên thực hiện hành vi trộm đồ (người phạm tội) tức đã có hành vi lén lút, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lý của chủ sở hữu tài sản thành tài sản của mình. Người phạm tội thực hiện hành vi cũng mong muốn che giấu hành vi chiếm đoạt. Việc che dấu này thường là che giấu cả về hình thức và tính chất bất hợp pháp của hành vi, nhưng cũng có trường hợp chỉ cần che giấu tính bất hợp pháp của hành vi, cũng được coi là hành vi chiếm đoạt có tính lén lút. Hành vi trộm cắp tài sản phải tác động đến tài sản đang có người khác quản lý.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên, quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, thì phải kèm theo một trong bốn điều kiện sau:
-
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
-
Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
-
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
-
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
-
Tài sản là di vật, cổ vật (Di vật có thể hiểu là những vật tuy giá trị về mặt tài sản là không lớn, thậm chí không có giá trị lưu thông trên thị trường nhưng có giá trị lớn về mặt tinh thần đối với chủ sở hữu)
Hậu quả: gây ra thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp
4. Về mặt chủ quan:
Lỗi: Có thể khẳng định lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Trên thực tế đã có rất nhiều vụ án bị xử lý về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Điển hình như vụ án được Báo Công an TP. Hồ Chí Minh đăng tải ngày 20/04/2023: Nguyễn Văn Quanh, nhân viên khách sạn Dendro Gold ở Nha Trang, đã bị tuyên 15 tháng tù vì trộm hơn 47 triệu đồng từ khách nước ngoài lưu trú. Lợi dụng lúc khách vắng mặt, Quanh lục tủ lấy tiền và giấu ở vỉa hè. Sau khi khách báo mất, công an điều tra và Quanh thừa nhận hành vi.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử lý dân sự
Theo Điều 584 và Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của khách phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi đó gây ra, bao gồm giá trị tài sản đã mất và chi phí hợp lý để khôi phục tình trạng ban đầu của tài sản (nếu có) bởi các lý do sau:
-
Có hành vi vi phạm pháp luật: trộm tài sản của khách tại khách sạn nơi nhân viên làm việc.
-
Có thiệt hại xảy ra: Khách của khách sạn bị thiệt hại về tài sản (tài sản đã bị trộm)
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra.
Khi khởi tố, điều tra hoặc truy tố, cơ quan điều tra và VKS có thể thu thập, bảo quản tài sản thất lạc, đồng thời tạm ứng chi phí giám định, định giá tài sản (nếu cần) để làm căn cứ xác định mức bồi thường.
Tại phiên tòa, căn cứ kết luận định giá và biên bản giám định, tòa án sẽ quyết định nghĩa vụ bồi thường dân sự: thời hạn, hình thức (trả tiền, hoàn trả hiện vật) và trách nhiệm liên đới giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có) theo Điều 30 BLTTHS 2015.
Tòa sẽ quyết định nghĩa vụ bồi thường dựa vào kết luận định giá và biên bản giám định
Doanh nghiệp khách sạn cần làm gì để phòng ngừa rủi ro?
Để bảo vệ uy tín và giảm thiểu rủi ro pháp lý, LHLegal khuyến nghị doanh nghiệp lĩnh vực khách sạn cần:
-
Hoàn thiện quy trình bàn giao - nhận tài sản khách: Sổ theo dõi tài sản ký gửi, két di động; biên bản có chữ ký khách.
-
Tăng cường kiểm soát và giám sát nội bộ: lắp đặt các Camera tại hành lang, khu vực chứa tài sản; phân quyền truy cập két, tủ đồ.
-
Đào tạo định kỳ cho nhân viên: Huấn luyện pháp luật hình sự, đạo đức nghề nghiệp, kịch bản xử lý tình huống.
-
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng: Quy trình giao nộp tang vật, phối hợp điều tra khi phát hiện mất mát.
Một hành vi sai phạm của nhân viên có thể kéo theo hậu quả nghiêm trọng cho cả tập thể và doanh nghiệp. Từ góc độ pháp lý, nhân viên trộm tài sản của khách không chỉ bị sa thải hợp pháp, mà còn đối mặt với án tù và trách nhiệm bồi thường. Đối với doanh nghiệp, việc chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát, phòng ngừa rủi ro pháp lý là yêu cầu bắt buộc trong ngành dịch vụ có tính nhạy cảm cao như khách sạn. LHLegal - Đối tác pháp lý chuyên nghiệp của bạn trong việc kiểm soát rủi ro và bảo vệ uy tín doanh nghiệp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
“Ngáo đá” giết người lãnh án chung thân hay tử hình? (20.07.2022)
Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không? (19.07.2022)
04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận (18.07.2022)
Đánh nhau, chém nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù? (15.07.2022)
Những kẻ lừa đảo tiền cọc Helios Villa Vũng Tàu bị xử lý ra sao? (14.07.2022)