Xem thêm: Làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ bị xử lý ra sao?
Tiền nợ mua hàng là gì?
Tiền nợ mua hàng là tiền mà một cá nhân hay tổ chức mua hàng hoặc dịch vụ từ bên cung cấp nhưng chưa thanh toán hoặc chưa trả hết. Đây là khoản nợ mà bên mua hàng phải trả cho bên bán hàng trong tương lai hoặc dựa vào thỏa thuận giao dịch.
Tiền nợ mua hàng là tiền mà bên mua chưa thanh toán hoặc chưa trả hết cho bên cung cấp
Ví dụ: Khi mua hàng bằng tín dụng, người mua sẽ không phải trả tiền ngay lập tức mà sẽ có khoản thời gian nhất định để thanh toán số tiền đã mua. Trong thời gian này, số tiền trên sẽ được coi là tiền nợ mua hàng. Người mua hàng sẽ phải trả lại số tiền này theo các điều kiện và thỏa thuận đưa ra như: Trả góp hàng tháng, trả theo kỳ hạn hoặc thanh toán một khoản đơn lẻ trong thời gian nhất định.
Tiền nợ mua hàng có thể áp dụng đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây là một phương thức thường được sử dụng trong giao dịch thương mại nhằm để tăng cường khả năng mua hàng của người mua mà không cần trả hết số tiền đã mua hàng ngay lập tức.
Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả tiền
Tại Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau
“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”
Theo đó Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”
Các quy định trên nhằm đảo bảo tính công bằng và sự trung thực trong giao dịch, đồng thời thiết lập hậu quả pháp lý khi không tuân thủ nghĩa vụ trả tiền. Các bên trong giao dịch mua bán thường sẽ ký kết giấy tờ ghi nhận nợ, ghi rõ thông tin về số tiền nợ, địa điểm, thời điểm thanh toán.
Theo quy định pháp luật, bên mua có trách nhiệm trả đủ số tiền nợ cho bên bán theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì bên mua phải trả tiền vào thời điểm và địa điểm giao tài sản.
Bên mua có trách nhiệm trả đủ tiền nợ theo thỏa thuận cho bên bán
Cách lấy lại tiền nợ mua hàng
Trước tiên để đòi nợ bên mua hàng bạn có thể thực hiện bằng các bước sau:
-
Chuẩn bị đầy đủ thông tin về hóa đơn, số tiền nợ, ngày hết hạn thanh toán,...
-
Sau đó bạn gửi email, gọi điện hoặc gặp trực tiếp bên mua hàng để đưa ra yêu cầu nhờ họ thanh toán khoản nợ.
-
Nếu như bên mua hàng có lý do chưa thanh toán thì hai bên có thể thỏa thuận để đưa ra giải pháp hoặc thỏa thuận kế hoạch trả nợ.
-
Bạn hãy nhớ lưu lại tất cả cuộc gọi, email, cuộc trò chuyện liên quan đến việc đòi nợ.
-
Nếu bên mua hàng không có bất kỳ phản hồi nào hay không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận, bạn hãy gửi thư yêu cầu thanh toán chính thức. Trong thư có nêu rõ số tiền nợ, ngày hết hạn, thông tin liên hệ để thương lượng.
Trường hợp bên mua hàng không chịu trả tiền nợ và bên bán đã yêu cầu trả tiền nhiều lần mà bên mua vẫn không trả đủ thì bên bán có quyền khởi kiện bên mua. Nếu bên mua không có khả năng trả tiền, bên bán có quyền yêu cầu Tòa án xác minh tài sản của bên mua để tiến hành thanh lý bán đấu giá và thu hồi lại số tiền nợ từ việc bán đấu giá.
Bên mua có thể yêu cầu Tòa xác minh tài sản bên bán để thanh lý bán đấu giá và thu hồi tiền nợ
Mẫu đơn kiện đòi nợ tiền mua hàng
Tải mẫu đơn kiện đòi nợ tiền mua hàng tại đây:
Hướng dẫn cách tiết đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất 2024?
(1) Ghi địa điểm lập đơn khởi kiện (ví dụ: "Hồ Chí Minh, ngày.... tháng.... năm....")
(2) Ghi rõ tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
-
Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, cần ghi cụ thể "Tòa án nhân dân huyện [Tên huyện] thuộc tỉnh/thành phố [Tên tỉnh/thành phố]".
-
Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, ghi rõ "Toà án nhân dân tỉnh [Tên tỉnh/thành phố]" và kèm theo địa chỉ của Toà án.
(3) Trường hợp người khởi kiện là cá nhân, ghi đầy đủ họ và tên của người khởi kiện. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc người có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, thì ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó, kèm theo họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Đối với cá nhân, cần ghi địa chỉ nơi cư trú đầy đủ (bao gồm số nhà, phố/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố). Nếu là cơ quan hoặc tổ chức, ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan/tổ chức.
(5), (7), (9) và (12) Thực hiện tương tự như hướng dẫn tại mục (3).
(6), (8), (10) và (13) Thực hiện tương tự như hướng dẫn tại mục (4).
(11) Nêu cụ thể từng yêu cầu mà người khởi kiện mong muốn Toà án giải quyết (ví dụ: yêu cầu trả nợ, bồi thường thiệt hại,...).
(14) Ghi rõ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, đánh số thứ tự cụ thể để dễ dàng theo dõi và kiểm tra (ví dụ: hợp đồng, chứng từ giao dịch, thông báo nợ, thư yêu cầu thanh toán...).
(15) Ghi thêm các thông tin khác mà người khởi kiện cho là cần thiết và có liên quan đến việc giải quyết vụ án (nếu có).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, cần ký tên hoặc điểm chỉ. Trong trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu người khởi kiện là cơ quan/tổ chức, người đại diện hợp pháp của cơ quan/tổ chức đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có). Nếu người khởi kiện không biết chữ hoặc không thể tự mình ký tên, thì cần có người làm chứng ký xác nhận vào đơn khởi kiện theo quy định.
Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ kiện đòi thanh toán nợ mua hàng hóa, hãy liên hệ ngay luật sư LHLegal nhé!
Trong quá trình khởi kiện bên mua hàng, sự đồng hành của Luật sư chuyên về giải quyết tranh chấp thương mại là điều cần thiết. Vì có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn nên sẽ giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất. Liên hệ ngay dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại LHLegal để được tư vấn, hỗ trợ đòi nợ bên mua hàng hiệu quả nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Khi nào thì công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên? (14.12.2022)
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (24.11.2022)
Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ (15.11.2022)
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023 (06.10.2022)
8 bước cần thực hiện trước khi tổ chức cuộc họp thường niên ĐHĐCĐ của công ty cổ phần (23.09.2022)
Vi bằng là gì? Những việc gì cần lập vi bằng? (20.09.2022)
Những điều cần biết về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại (19.09.2022)
Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định pháp luật (25.08.2022)