>>> Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
>>> Hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2025: Danh sách đầy đủ và chi tiết
Giao dịch từ xa là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023:
“5. Giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.”
Giao dịch từ xa bao gồm các hình thức như thương mại điện tử, điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng di động, v.v. Chẳng hạn như việc mua hàng thông qua ứng dụng Shopee, Lazada, chính là giao dịch từ xa.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa
Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định rõ về trách nhiệm khi thực hiện giao dịch từ xa:
“Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa
1. Khi thực hiện giao dịch từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có);
b) Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân;
c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Chi phí giao hàng (nếu có);
đ) Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
e) Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch;
g) Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;
h) Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
i) Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này;
k) Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết;
l) Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng”.
Như vậy, trước khi giao kết hợp đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng thông tin về:
1. Tên tổ chức, cá nhân;
2. Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính;
3. Số đăng ký kinh doanh hoặc số định danh cá nhân;
4. Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử;
5. Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ;
6. Tổng giá thanh toán và chi phí phát sinh khác (nếu có).
Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa
Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định chi tiết về giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa như sau:
“1. Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xây dựng công cụ và thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây:
a) Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng;
b) Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng;
c) Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng.
2. Nội dung hợp đồng bao gồm: các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp có nhiều bên tham gia thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng phải xác định rõ chủ thể, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này, người tiêu dùng có quyền sau đây:
a) Thỏa thuận lựa chọn cách thức xử lý hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào dưới mọi hình thức để chấm dứt thực hiện hợp đồng, trừ chi phí đối với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng;
c) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Như vậy, pháp luật quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa.
Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Tổ chức không cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Theo Điều 53 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 24/2025/NĐ-CP), hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 53. Hành vi vi phạm trong giao dịch từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông tin ngay từ đầu về tên, địa chỉ và mục đích của cuộc đàm thoại khi giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại hoặc hình thức liên lạc, đàm thoại khác.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện trách nhiệm xây dựng công cụ hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng;
b) Quy định nội dung hợp đồng trong giao dịch từ xa không có đủ các thông tin theo quy định;
c) Cung cấp không chính xác hoặc cung cấp không đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin theo quy định khi thực hiện giao dịch từ xa theo quy định;
d) Không hoàn trả cho người tiêu dùng khoản tiền đã thanh toán tương ứng với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trong giao dịch trên không gian mạng hoặc thuộc trường hợp cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, bao gồm cả hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”.
Nếu không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Như vậy, quy định pháp luật hiện hành đã xác lập nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thực hiện giao dịch từ xa, trong đó bao gồm việc cung cấp số đăng ký doanh nghiệp hoặc số định danh cá nhân. Việc này nhằm đảm bảo tính minh bạch, truy xuất và bảo vệ người tiêu dùng khi họ không có điều kiện gặp mặt trực tiếp. Khi tổ chức không cung cấp thông tin này, họ không chỉ vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà còn làm giảm tính minh bạch của giao dịch, có thể dẫn đến hậu quả pháp lý như bị xử phạt hành chính, mất uy tín, hoặc hợp đồng bị tuyên vô hiệu nếu vi phạm nghiêm trọng quyền lợi người tiêu dùng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân tích và bình luận bản án số 01/2024/DS-PT ngày 11/01/2024 V/v Tranh chấp hợp đồng tín dụng (11.04.2025)
Tóm tắt và phân tích bản án 1002/2019/KDTM-ST ngày 19/08/2019 về tranh chấp giữa các thành viên trong công ty (11.04.2025)
Tóm tắt và bình luận bản án 71/2023/DS-PT ngày 22/05/2023 về tranh chấp hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản (11.04.2025)
Tóm tắt bình luận Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản (11.04.2025)
Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp giao hàng không đúng chuẩn loại, không đạt tiêu chuẩn (03.04.2025)
Luật sư giỏi chuyên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại TP.HCM (03.04.2025)
Luật sư tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp (03.04.2025)
Bảo vệ nội dung số: Giải pháp pháp lý khi bị sao chép video dùng với mục đích thương mại (28.03.2025)