>>> Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
>>> Tham ô tài sản: Những vụ án chấn động và bài học nhức nhối
Trong bối cảnh đó, quy định pháp luật về các yếu tố cấu thành tội “tham ô tài sản” tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bạn có biết, so với Bộ luật Hình sự 1999, quy định này đã mở rộng đối tượng về chủ thể? Và bất cứ ai cũng có thể là chủ thể của tội danh này? Hãy cùng LHLegal tìm hiểu!
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản?
Tội “Tham ô tài sản” là một tội danh trong nhóm các tội phạm tham nhũng, được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2017, quy định như sau:
Điều 353. Tội tham ô tài sản
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Trong đó, các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau:
-
Khách thể: xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước, làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín đồng thời xâm phạm quyền sở hữu tài sản của những cơ quan, tổ chức này.
-
Mặt khách quan: hành vi khách quan của tội “tham ô tài sản” là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình. Đây là hành vi chiếm đoạt có mối liên hệ trực tiếp với chức vụ, quyền hạn, vì nếu không có chức vụ hoặc quyền hạn đó, người phạm tội sẽ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi này. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi giúp người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản được giao quản lý thành tài sản cá nhân một cách dễ dàng, thông qua các thủ đoạn khác nhau như trộm cắp, lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm nhưng đều nhằm mục đích chiếm đoạt.
-
Chủ thể: Người thực hiện hành vi tham ô tài sản phải là cá nhân có chức vụ, quyền hạn, đồng thời đảm nhận trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt.
So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã mở rộng chủ thể của tội danh này tại khoản 6 Điều 353, cho phép xử lý không chỉ cá nhân trong cơ quan nhà nước mà còn cả người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. -
Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, không có trường hợp người phạm tội tham ô tài sản thực hiện hành vi phạm tội với do lỗi cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng muốn chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Mặt chủ quan tội tham ô tài sản là người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp
Tội Tham ô tài sản bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi chiếm đoạt tài sản công
1. Trường hợp người tham ô tài sản mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản công theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“1. Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.”
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm tương tự sẽ bị xử phạt với mức bằng một nửa mức phạt đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, cá nhân thực hiện hành vi tham ô còn có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản
Bên cạnh đó, hành vi “tham ô tài sản” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó đối với tội danh này có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Cụ thể:
1. Mức phạt tù từ 02 đến 07 năm: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của mình, với trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau:
-
Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này nhưng vẫn tái phạm;
-
Đã bị kết án về tội phạm liên quan đến tham nhũng theo Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 và chưa được xóa án tích.
2. Mức phạt tù từ 07 đến 15 năm:
-
Có tổ chức;
-
Sử dụng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm;
-
Phạm tội từ 02 lần trở lên;
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
-
Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức..
3. Mức phạt tù từ 15 đến 20 năm:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
-
Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
-
Làm ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự xã hội hoặc dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Mức phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài án phạt tù, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Bên cạnh đó, trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự hiện hành..
Hành vi chiếm đoạt tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên có thể bị xử phạt mức cao nhất là tử hình
Trường hợp nào người phạm tội tham ô tài sản không bị thi hành án tử hình?
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt cao nhất dành cho tội tham ô tài sản là tử hình, thể hiện sự nghiêm minh và tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định mang tính nhân đạo, tạo cơ hội cho người phạm tội có thể giảm nhẹ hình phạt nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Theo khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, tử hình không áp dụng đối với các nhóm đối tượng sau:
-
Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
-
Người từ đủ 75 tuổi trở lên.
-
Người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản hoặc Nhận hối lộ, nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, hoặc lập công lớn.
Đối với trường hợp người phạm tội tham ô tài sản bị tuyên án tử hình, việc được xét giảm án yêu cầu họ phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện: chủ động nộp lại ít nhất 3/4 giá trị tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng hoặc lập công lớn.
Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã giải thích rõ các điều kiện này:
-
“Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” nghĩa là người phạm tội tự nguyện nộp lại tài sản hoặc nhờ người thân nộp lại ít nhất 3/4 giá trị tài sản tham ô hoặc nhận hối lộ, không có hành vi phản đối việc nộp lại tài sản.
-
“Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng hoặc lập công lớn” được hiểu là người phạm tội cung cấp thông tin, tài liệu, hoặc chứng cứ quan trọng giúp cơ quan chức năng điều tra, thu hồi tài sản, hoặc xử lý các hành vi phạm tội khác. Ví dụ: chỉ ra nơi cất giấu vật chứng, cung cấp thông tin về đồng phạm, hoặc khai báo về các tội phạm liên quan khác.
Nếu người phạm tội hợp tác tích cực với cơ quan chức năng có thể được xét giảm án tử hình
Ngoài những trường hợp đã được liệt kê, Tòa án có thể xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu có căn cứ, nhưng phải nêu rõ lý do trong bản án.
Toàn bộ nội dung trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng nội dung nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng nội dung trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Ngoài ra nếu Quý khách hàng cần tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hãy liên hệ tới Luật sư bảo vệ quyền lợi hình sự LHLegal. Với đội ngũ Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ quyền lợi của Quý khách hàng tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
“Ngáo đá” giết người lãnh án chung thân hay tử hình? (20.07.2022)
Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không? (19.07.2022)
04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận (18.07.2022)
Đánh nhau, chém nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù? (15.07.2022)
Những kẻ lừa đảo tiền cọc Helios Villa Vũng Tàu bị xử lý ra sao? (14.07.2022)