Câu hỏi về hình phạt đối với tội buôn bán hàng giả
Qua dịp Tết nguyên đán vừa rồi, em gái tôi có nhập một lô hàng không rõ nguồn gốc, sau khi Cục quản lý thị trường đến kiểm tra và cho rằng đây là hàng giả và không xuất trình được rõ giấy tờ nhập hàng cụ thể. Tôi muốn hỏi, đối với hành vi này thì pháp luật quy định như thế nào, khung hình phạt ra sao? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LHLegal, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:
Khung hình phạt đối với Tội buôn bán hàng giả được quy định như thế nào?
Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với cá nhân
Người nào buôn bán hàng giả mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt như sau:
* Khung hình phạt 1:
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật hình sự 2015:
-
Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
-
Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
-
Buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy, đối với trường hợp của em gái bạn khi buôn bán hàng giả sẽ được xét vào khung hình phạt buôn bán hàng giải đối với cá nhân.
Hình phạt đối với hành vi này từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buôn bán hàng giả với mức độ nặng nề hơn thì sẽ bị xử lý theo khung hình phạt như sau
* Khung hình phạt 2:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Buôn bán qua biên giới;
- Tái phạm nguy hiểm.
* Khung hình phạt 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Liên hệ luật sư giỏi bào chữa tội buôn bán hàng giả tại TP.HCM

Buôn bán hàng giả, hàng nhái là một trong những tội phạm kinh tế và sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh nếu tổ chức hoặc cá nhân có hành vi phạm tội.
Tội buôn bán hàng giả, hàng nhái là một trong những tội danh mà nhiều người gặp phải. Điều nên làm lúc này, hãy đến với LHLegal để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nếu bạn đang gặp phải vấn đề này.
Với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải về lĩnh vực hình sự. Khách hàng nếu có nhu cầu liên quan đến các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực Hình sự hãy gọi ngay đến Hotline: 1900 2929 01 để được hỗ trợ kịp thời.
Địa chỉ: 17A Phan Bội Châu, phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Email: Hoa.Le@luatsulh.com; LHlegal@luatsulh.com.
Hotline: 1900 2929 01
Fanpage:
Chi nhánh TPHCM: https://www.facebook.com/GiaiQuyetTranhChap/
Chi nhánh Nha Trang: https://www.facebook.com/LuatSuNhaTrangLHLegal/
Zalo: 0903 796 830
Những trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình? (07.06.2023)
Từ nội dung phim Lật Mặt 6 đến quy định Xâm phạm mồ mả bị xử lý như thế nào? (26.05.2023)
Chồng bạo hành vợ mang thai với 205 vết thương trên cơ thể phải đối diện mức án nào? (25.05.2023)
Phạm nhiều tội cùng lúc thì mức phạt tối đa là bao nhiêu? (27.04.2023)
Các trường hợp đương nhiên xóa án tích? (26.04.2023)
Vì sao Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản bị truy tố tội Lừa dối khách hàng? (24.04.2023)
Tố giác tội phạm - Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm? (21.04.2023)
Nếu không chứng minh được tội phạm thì bao lâu được thả người tạm giữ? (20.04.2023)
Vận chuyển trái phép chất ma túy bị phạt bao nhiêu năm tù, có bị tử hình không? (19.04.2023)
Phân biệt khái niệm tạm giữ và tạm giam theo Bộ luật Tố tụng Hình sự (18.04.2023)