>>> Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc lá nhập lậu bị xử phạt như thế nào?
>>> Hàng giả là gì? Phân tích tội buôn bán hàng giả theo bộ luật hình sự
Tài khoản ngân hàng là gì? Các loại tài khoản ngân hàng?
Tài khoản ngân hàng là một loại tài khoản do ngân hàng cung cấp cho khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) để thực hiện các giao dịch tài chính như gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, …
Các loại tài khoản ngân hàng phổ biến hiện nay:
-
Tài khoản thanh toán: là một loại tài khoản ngân hàng được sử dụng với nhiều mục đích như nhận lương, nhận tiền, giao dịch mua bán và chi tiêu hàng ngày. Số tiền trong tài khoản này có thể được dùng để thực hiện các giao dịch như nộp/rút tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán hóa đơn. Nếu giữ tiền trong tài khoản thanh toán, khách hàng sẽ được nhận lãi suất từ loại tiền gửi không kỳ hạn.
-
Tài khoản tiết kiệm: Tài khoản tiết kiệm khác với tài khoản thanh toán ở chỗ tài khoản này được sử dụng với mục đích sinh lời chứ không phải để thanh toán. Các giao dịch chính bao gồm nhận và gửi tiền tiết kiệm, chi trả, rút tiền, sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm, và chuyển giao quyền sở hữu. Lãi suất của tài khoản tiết kiệm phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền: thời gian gửi càng dài, mức lãi suất càng cao.
-
Tài khoản thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng cho phép khách hàng chi tiêu trong hạn mức quy định ngay cả khi tài khoản không có tiền. Khách hàng phải hoàn trả số tiền này khi đến hạn sao kê, nếu không sẽ bị tính lãi suất. Thẻ tín dụng cũng cho phép hoãn thanh toán, mua sắm trực tuyến và truy cập các chương trình khách hàng thân thiết.
-
Tài khoản vay vốn: Tài khoản vay là loại tài khoản do ngân hàng cấp cho khách hàng để ghi nhận và kiểm soát các khoản vay cùng kỳ hạn trả nợ. Khách hàng hiện có thể mở tài khoản vay trực tuyến, tiết kiệm thời gian và công sức khi không cần đến ngân hàng trực tiếp.
Tài khoản vay vốn do ngân hàng cung cấp giúp ghi nhận và kiểm soát khoản vay
Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là gì?
Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng của mình hoặc của người khác nhằm mục đích gian lận, trục lợi hoặc hỗ trợ các hành vi vi phạm pháp luật như rửa tiền, lừa đảo…
Hành vi này thường xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức đăng ký mở tài khoản ngân hàng, sau đó chuyển nhượng, bán lại cho người khác để sử dụng trái phép, gây rủi ro về tài chính và pháp lý.
Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị xử phạt thế nào?
Mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 5, 6, 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm c, d, g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi mua bán tài khoản ngân hàng như sau:
-
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép tài khoản ngân hàng
Căn cứ Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng như sau:
“Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo quy định trên, người nào có hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, tùy theo số lượng tài khoản ngân hàng, khoản thu lợi bất chính, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội… mà người phạm tội này có thể bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Mua bán tài khoản ngân hàng trái phép có thể bị phạt tù lên đến 07 năm
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Một số bản án về tội Mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng
Bản án số 24/2024/HS-ST ngày 13/3/2024 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng
Bị cáo: Hoàng Văn N, sinh năm 1989, nơi cư trú: phố G, thị trấn N, huyện H, tỉnh Cao Bằng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Có 63 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án này.
Tóm tắt vụ án:
Từ khoảng đầu tháng 5/2022, Vũ Bích N7 (con gái của bà Phương Thị V (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); bà V là em gái ruột của mẹ vợ bị cáo N), qua ứng dụng T13, N7 đã liên lạc với bị cáo N. Qua quá trình nói chuyện, N7 đề nghị N mở cho N7 3 tài khoản ngân hàng với một khoản tiền thuê tài khoản theo thỏa thuận. Bị cáo đồng ý với thỏa thuận trên và tiến hành đăng ký các tài khoản ngân hàng rồi cho N7 thuê các tài khoản trên.
Tính đến ngày 12/5/2023, N đã có hành vi trao đổi thông tin về 81 tài khoản ngân hàng với 25 đối tượng là người thân trong gia đình, bạn bè, họ hàng; đối với những người này, N không trả tiền, mà gửi luôn số tài khoản cho N7 thuê.
Sau khi có được các thẻ sim, thông tin tài khoản ngân hàng, Hoàng Văn N đã tập hợp tại nhà riêng, sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác để cung cấp qua tin nhắn Telegram cho Vũ Bích N7 khi chưa được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền, thu lợi bất chính 508.178.616đ,00.
Xem chi tiết Bản án số 24/2024/HS-ST ngày 13/3/2024 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng tại đây
Quyết định của Tòa án:
Tuyên bố: Bị cáo Hoàng Văn N phạm tội “Thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.
Xử phạt bị cáo Hoàng Văn N 30 (ba mươi) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 (sáu mươi) tháng.
Hình phạt bổ sung: xử phạt tiền đối với bị cáo 50.000.000 đồng để nộp ngân sách nhà nước.
Bản án 102/2023/HS-ST ngày 21/09/2023 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng
Bị cáo:
-
Hoàng Văn K, sinh năm 1991, nơi cư trú: Xóm T, xã T, huyện L, tỉnh Bắc Giang. Chỗ ở hiện nay: Thôn L, xã M, huyện S, thành phố Hà Nội.
-
Đinh Quang Q, sinh năm 1995, nơi cư trú: Thôn L, xã L, huyện T, tỉnh Thanh Hóa.
Tóm tắt vụ án:
Khoảng tháng 9/2022, với mục đích mua các tài khoản ví điện tử Momo, Vnpay, Viettel pay đã được định danh sẵn và liên kết với tài khoản các ngân hàng đăng ký dưới tên của người khác, bị cáo Hoàng Văn K đã thông qua tin nhắn của mạng xã hội messenger (facebook) giao dịch mua của bị cáo Đinh Quang Q tổng số 444 tài khoản ví điện tử đã được định danh và được liên kết với thông tin một tài khoản ngân hàng của người khác, với tổng số tiền giao dịch mua, bán là 71.000.000 đồng.
Ngày 23/12/2022, Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Nam Định thụ lý giải quyết tin báo tố giác về tội phạm của anh Phạm Văn H (sinh năm 1997, trú tại xã K, huyện Y, tỉnh Ninh Bình) tố cáo bị các đối tượng sử dụng mạng Internet lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu đồng) xảy ra tháng 12/2022.
Ngày 14/3/2023, Đinh Quang Q đã đến Cơ quan điều tra để đầu thú, khai nhận về hành vi bán các thông tin tài khoản ngân hàng của mình như nội dung nêu trên đồng thời Q đã tự nguyện giao nộp các thiết bị điện tử sử dụng vào mục đích mua bán trái phép các thông tin tài khoản ngân hàng.
Xem chi tiết Bản án 102/2023/HS-ST ngày 21/09/2023 về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng tại đây
Quyết định của Tòa án:
Tuyên bố: Các bị cáo Hoàng Văn K, Đinh Quang Q phạm tội “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.
Xử phạt: Hoàng Văn K 02 năm 03 tháng tù.
Xử phạt: Đinh Quang Q 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 04 năm.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến LHLegal, đội ngũ luật sư giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
“Ngáo đá” giết người lãnh án chung thân hay tử hình? (20.07.2022)
Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không? (19.07.2022)
04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận (18.07.2022)
Đánh nhau, chém nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù? (15.07.2022)
Những kẻ lừa đảo tiền cọc Helios Villa Vũng Tàu bị xử lý ra sao? (14.07.2022)