>>> Chiếm đoạt tiền của công ty để trang trải cuộc sống có bị phạt tù không?
>>> Bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mức phạt tù mà ông Trịnh Văn Quyết có thể đối diện?
Hành vi nào bị coi là chiếm đoạt, trục lợi bảo hiểm y tế?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “trục lợi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 4, Mục V, Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP đã quy định hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm được hiểu là “hành vi cố ý lừa dối tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Đồng thời theo từ điển tiếng việt: Trục lợi là kiếm lợi riêng một cách không chính đáng.
Như vậy, Trục lợi bảo hiểm y tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cố ý lừa dối nhằm chiếm đoạt, hưởng lợi không chính đáng từ quỹ bảo hiểm y tế. Đây là hành vi vi phạm quy định pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả gây ra.
Chiếm đoạt bảo hiểm y tế bị xử phạt hành chính như thế nào?
Các hành vi trục lợi, chiếm đoạt quỹ bảo hiểm y tế có thể bị xử phạt theo quy định tại Chương II – Mục 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đối với từng hành vi sẽ có mức xử phạt tương ứng như:
Thứ nhất, đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế. Theo quy định tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này có thể đối mặt với hình phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có), trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế
Thứ hai, đối với vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo quy định tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào có hành vi như Người có thẻ BHYT cho người khác mượn thẻ để khám, chữa bệnh (KCB), Người sử dụng thẻ BHYT của người khác để KCB có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Thứ ba, đối với các hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh thì có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 30.000.000 đồng và buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Thứ tư, đối với hành vi Hành vi chiếm đoạt qua hình thức kê tăng chi phí khám chữa bệnh. Theo Điều 86 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, nếu kê tăng số lượng hoặc loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh mà người bệnh không sử dụng thực tế, mức phạt tùy theo giá trị vi phạm: từ 500.000 đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, còn đối mặt với biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) hoặc Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có), trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi đôi với các hành vi trên.
Chiếm đoạt bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 215 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào thực hiện hành vi gian lận trong bảo hiểm y tế nhằm chiếm đoạt số tiền từ 10.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm y tế. Mức hình phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và tổng số tiền đã chiếm đoạt, có thể bao gồm phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù với thời hạn tương ứng theo từng khung hình phạt mà luật quy định, cụ thể:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Người chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
Trường hợp nào thì bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu người thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế rơi vào các trường hợp sau thì có thể bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
-
Phạm tội có tổ chức;
-
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
-
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
-
Phạm tội có tính chất côn đồ;
-
Phạm tội vì động cơ đê hèn;
-
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
-
Phạm tội 02 lần trở lên;
-
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
-
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
-
Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
-
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
-
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
-
Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
-
Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
-
Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, các hành vi bị nghiêm cấm gồm các hành vi sau:
-
Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
-
Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
-
Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
-
Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
-
Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
-
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Từ góc độ chuyên môn, LHLegal nhận thấy rằng việc xử lý các hành vi chiếm đoạt tiền BHYT cần thực hiện một cách đồng bộ, vừa ngăn chặn từ gốc các thủ đoạn tinh vi, vừa nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc hỗ trợ pháp lý và bào chữa trong các vụ án kinh tế – hình sự, LHLegal sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở y tế, cũng như cá nhân để phòng ngừa rủi ro, tư vấn tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước cơ quan tố tụng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
“Chạy án” bất thành, cựu Phó Chánh án TAND Cấp cao bị tố cáo và nghi bị tống tiền? (03.06.2025)
Vụ cướp ngân hàng ở Quảng Ninh: Người nhận tiền trả nợ có thể bị xử lý hình sự? (03.06.2025)
Đánh bạc online bị triệu tập có bị tạm giam không? (02.06.2025)
Giả bệnh để kêu gọi từ thiện: Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (02.06.2025)
Tội cướp ngân hàng bị phạt bao nhiêu năm tù? Không tố giác có bị xử lý hình sự không? (02.06.2025)
Phát hiện 7 mẫu thuốc không rõ nguồn gốc tại nhà thuốc Đức Anh (Hà Nội), Bộ Y tế yêu cầu xử lý khẩn (30.05.2025)
Khởi tố 2 chủ tiệm bán hơn 17 tấn gạo ST25 giả thu lợi hàng trăm triệu đồng (30.05.2025)
Tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ mỹ phẩm của công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng (29.05.2025)