Đêm rừng - cuộc chiến sinh tồn của thú hoang
Những chuyến xâm nhập rừng để điều tra hoạt động săn bắt trái phép thường bắt đầu từ chiều tối và kéo dài đến rạng sáng. Giữa màn đêm tĩnh lặng, sau lớp sương mờ và cánh rừng rậm rạp là những tiếng rít khô khốc, chói tai - phát súng kết liễu sự sống của muông thú. Đó là bi kịch mà nhiều loài động vật, trong đó có chồn bay, cheo cheo, nhím rừng... - đều là động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam - đang phải đối mặt hàng đêm.
Đầu tháng 5-2025, khi dâu rừng bắt đầu chín rộ - cũng là lúc thú rừng tụ về kiếm ăn - nhóm phóng viên chúng tôi tiến vào vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên từ hướng thủy điện Đồng Nai 5 (xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng). Đây chính là thời điểm các thợ săn tranh thủ “đi đêm”, đặt bẫy và truy đuổi những con vật đang mải mê với mùa quả rừng.
Bẫy thú giăng khắp nơi
Dựa theo thông tin từ người dân địa phương chuyên vào rừng hái thuốc, nhặt quả ươi, nhóm chúng tôi lần theo dấu vết của thợ săn: những vệt sơn đỏ, những lối mòn mới phát cỏ, hoặc cây cối bị bẻ gãy - được dùng làm ký hiệu ẩn để đánh dấu vị trí bẫy và nơi giấu xác thú.
"Thợ săn thường bắn được con nào thì giấu xác vào hốc cây cổ thụ dọc đường, sau đó đi tiếp để giảm tải. Cuối chuyến họ quay lại đường mòn có đánh dấu để lấy xác mang ra rừng", anh NVV - người dẫn đường - chia sẻ.
Chúng tôi đã đặt camera giấu kín, có pin dự phòng và thẻ nhớ dung lượng lớn tại những điểm có nhiều quả rừng chín rụng đầy gốc. Đến gần nửa đêm, từ trong rừng vang lên nhiều tiếng động mạnh nghi giống tiếng súng. Đợi đến sau 23 giờ, nhóm mới tiến về khu vực nghi ngờ.
Tại hốc cây bằng lăng cổ thụ, chúng tôi phát hiện xác một con chồn bay còn ấm, vừa bị bắn hạ, bên cạnh là cành cây bị bẻ ngang - dấu hiệu nhận biết của kẻ săn trộm. Nhận thấy con vật không thể cứu chữa, chúng tôi đặt thêm camera ghi hình. Gần 3 giờ sáng, thiết bị ghi lại cảnh một người cầm đèn vàng tiếp cận, lấy xác con vật rời đi.
Rừng thiêng bị xâm phạm - muông thú lặng câm trước nòng súng
Trong nhiều tháng, nhóm phóng viên đã thâm nhập rừng gần 30 lần, ghi nhận hàng chục loại bẫy thú được giăng khắp rìa và sâu trong rừng. Loại bẫy phổ biến nhất là bẫy sập dạng dây rút, làm từ ruột thắng xe, cột lên thân cây rồi kéo cong cây rừng. Khi thú rừng vô tình giẫm lên, bẫy sẽ bật lên, vòng dây siết chặt, treo ngược con vật lơ lửng giữa không trung.
Tại khu vực ven sông Đồng Nai, hướng từ huyện Tân Phú (Đồng Nai) và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), chúng tôi phát hiện nhiều cá thể cheo cheo, chồn đèn... bị sập bẫy hoặc đã bị gỡ mang đi. Có lần, ống kính còn ghi lại cảnh thợ săn lén lút mang theo đèn vàng - tín hiệu riêng khi săn đêm - tiếp cận vị trí đặt bẫy, gỡ xác thú và rút nhanh khỏi hiện trường.
Tiếng kêu cứu giữa rừng già
Chưa bao giờ tiếng kêu thương của rừng lại rõ ràng đến thế. Những cá thể động vật quý hiếm - từng là biểu tượng sinh thái, niềm tự hào của Vườn quốc gia Cát Tiên - đang dần bị tận diệt bởi lòng tham và sự nhẫn tâm của con người.
Đã đến lúc cần những biện pháp kiểm soát và xử lý nghiêm khắc hơn, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng để bảo vệ sự sống mong manh còn sót lại trong đại ngàn.
Từ chối cấp cứu bệnh nhân vì chưa đóng viện phí có vi phạm pháp luật không? (21.05.2025)
Tố giác tội phạm công an tiếp nhận trong bao lâu? Người dưới 18 tuổi có được tố giác không? (21.05.2025)
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp ‘lách luật’, nhận hơn 43 tỷ đồng tiền hối lộ (21.05.2025)
Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên sau khi bị khởi tố về tội lừa dối khách hàng (21.05.2025)
Làm thuốc giả khác gì giết người hàng loạt: Đại biểu Quốc hội phản đối bỏ án tử hình với tội ác vô nhân tính (21.05.2025)
Khởi tố vụ án đấu thầu thiết bị y tế liên quan đến bệnh viện Đa khoa và CDC tỉnh Bình Thuận (20.05.2025)
Chính phủ kiến nghị xóa án tử hình cho 8 tội danh (20.05.2025)
Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan điều tra? (20.05.2025)