Đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực này, việc nắm rõ các quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh là vô cùng quan trọng vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia. Trong bài viết này LHLegal sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về những điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
>>> Mở quán cà phê nhà hàng cần những thủ tục pháp lý nào?
>>> Cần đáp ứng điều kiện gì để mở cửa hàng kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam?
Thế nào là vàng miếng?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (“Nghị định số 24/2012/NĐ-CP”), vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, gồm:
-
Doanh nghiệp đó phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
-
Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
-
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
-
Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
-
Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Đối với tổ chức tín dụng, cần phải đáp ứng đủ 3 điều kiện tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, gồm:
-
Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
-
Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
-
Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tổ chức tín dụng phải có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/02/2016, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng gồm:
Đối với doanh nghiệp, cần có:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 38/2015/TT-NHNN);
-
Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và tài liệu chứng minh địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
-
Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó;
-
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 02 (hai) năm liền kề trước đó.
Đối với tổ chức tín dụng, bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 38/2015/TT-NHNN);
-
Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch);
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và tài liệu chứng minh địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng
Theo Điều 15 Thông tư số 02/VBHN-NHNN hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được quy định như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nộp hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Bước 3: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Bước 4: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh mua, bán vàng miếng
Căn cứ Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 03 tháng 04 năm 2012, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
-
Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
-
Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
-
Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
-
Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
-
Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
-
Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Mức phạt hành chính khi mua bán vàng miếng không có giấy phép
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động mua bán vàng miếng không có Giấy phép là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Căn cứ khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
Hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo điểm a khoản 9 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng còn bị tịch thu số vàng đối với hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Đối với chủ thể khác mua bán vàng miếng với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, mua bán vàng miếng với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì sẽ bị xử phạt như sau:
-
Phạt cảnh cáo đối với trường hợp mua, bán lần đầu
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi trên.
Trên là nội dung về “Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp?” Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn pháp lý, tư vấn chọn loại hình, thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật sư LHLegal ngay để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tóm tắt và phân tích Bản án số 09/2020/KDTM-PT ngày 04/06/2020 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thuê tàu (11.04.2025)
Phân tích và bình luận bản án số 01/2024/DS-PT ngày 11/01/2024 V/v Tranh chấp hợp đồng tín dụng (11.04.2025)
Tóm tắt và phân tích bản án 1002/2019/KDTM-ST ngày 19/08/2019 về tranh chấp giữa các thành viên trong công ty (11.04.2025)
Tóm tắt và bình luận bản án 71/2023/DS-PT ngày 22/05/2023 về tranh chấp hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản (11.04.2025)
Tóm tắt bình luận Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản (11.04.2025)
Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp giao hàng không đúng chuẩn loại, không đạt tiêu chuẩn (03.04.2025)
Luật sư giỏi chuyên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại TP.HCM (03.04.2025)
Luật sư tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp (03.04.2025)