Đối với những vụ việc hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án, để bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can; quyền của người bào chữa, pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh chi tiết vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp nêu trên. Theo đó, tiêu biểu là Thông tư số 70/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2011.
Ngày 10/10/2019 mới đây, trên tiền đề của Thông tư 70/2011/TT-BCA, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015 có hiệu lực thi hành vào ngày 02/12/2019 sắp tới với nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, người bị bắt, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự. Theo đó, tiêu biểu như:
Thứ nhất, Thông tư 46/2019/TT-BCA gia tăng số lượng các quy định về thông báo, tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký bào chữa theo hướng luật sư có thể tiếp cận sớm nhất nhằm hỗ trợ pháp lý cho người bị buộc tội, đề cao trách nhiệm và thời hạn giải quyết các yêu cầu.
Thứ hai, Thông tư 46/2019/TT-BCA đặt ra rõ ràng trình tự tự gặp, tham dự hỏi cung của luật sư sau khi đã được cấp thông báo đăng ký bào chữa trình đối với các buổi làm việc do Cơ quan điều tra, Điều tra viên chủ động tiến hành theo kế hoạch điều tra.
Thứ ba, Thông tư 46/2019/TT-BCA cũng quy định trình tự luật sư được quyền chủ động gặp người bị tạm giữ, tạm giam không phụ thuộc vào kế hoạch hỏi cung, làm việc của Cơ quan điều tra, Điều tra viên (trừ trường hợp vụ án xâm phạm an ninh quốc gia).
Thứ tư, tại Thông tư 46/2019/TT-BCA đã bãi bỏ quy định bất hợp lý về việc hạn chế thời gian gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong vòng 1 giờ mà thay vào đó Cơ quan công an, cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
Trên đây là một số điểm mới chúng tôi tóm lược để quý Độc giả nắm bắt các quy định pháp luật về việc bảo đảm tốt hơn đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, người bị bắt, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự được quy định tại Thông tư số 46/2019/TT-BCA.
Mọi ý kiến cần tư vấn, trao đổi xin vui lòng liên hệ về chúng tôi tại địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT TNHH LHLEGAL
17A Phan Bội Châu, P.2, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: Hoa.Le@LuatSuLH.Com
Hotline: 0903796830
Website: https://luatsulh.com/ và luatsubinhthanh.com
- KHI NÀO CHỦ NHÀ ĐƯỢC QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ? (20.05.2019)
- Chơi hụi từ 100 triệu trở lên phải thông báo cho Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường biết (22.03.2019)
- DỄ MẤT ĐẤT VÌ MUA GIẤY TAY (15.10.2020)
- Trách nhiệm Hình sự của Pháp Nhân (29.01.2019)
- DẤU HIỆU NÀO BUỘC TA PHẢI DỪNG THƯƠNG LƯỢNG ? (17.09.2020)
- Thay đổi nổi bật trong thủ tục đăng ký Doanh nghiệp có hiệu lực tư ngày 10/10/2018 (29.01.2019)
- KHỞI TỐ NGƯỜI PHỤ NỮ BẮT CÓC BÉ TRAI 2 TUỔI Ở BẮC NINH. HIỂU THẾ NÀO VỀ TỘI CHIẾM ĐOẠT NGƯỜI DƯỚI16T (25.08.2020)
- TUNG TIN SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO? (15.04.2020)
- THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ CẦN CÓ NHỮNG HỒ SƠ GÌ? (14.08.2020)
- QUYỀN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÌ BỊ XÂM PHẠM BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ (04.08.2020)