>>> Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Tóm tắt vụ việc
Lợi dụng chính sách nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu, Công ty Đất hiếm do Lưu Anh Tuấn điều hành đã hợp thức hóa nguồn đất hiếm mua từ Công ty Thái Dương, sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhóm này khai báo gian dối về mã hàng và loại hình xuất khẩu để trốn thuế, hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
Ngoài ra, vụ việc còn có sự tiếp tay của nhiều lãnh đạo, nhân viên thuộc Bộ TNMT và Sở TNMT tỉnh Yên Bái, giúp hợp thức hóa quá trình khai thác, vận chuyển trái phép đất hiếm. Đây là một vụ buôn lậu khoáng sản quy mô lớn, gây thất thoát tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Hành vi của các cá nhân có liên quan
Sự tiếp tay của nhiều quan chức
Vụ án này còn có sự tiếp tay của một số lãnh đạo và nhân viên thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng Sở TNMT tỉnh Yên Bái.
Những cá nhân liên quan gồm: Nguyễn Linh Ngọc - cựu Thứ trưởng Bộ TNMT; Nguyễn Văn Thuấn - cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; Hoàng Văn Khoa - cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Hồ Đức Hợp - cựu Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái…
Đoàn Văn Huấn - Người cung cấp nguồn hàng
Theo kết luận điều tra, Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch hội đồng đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Dương đã bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng hàm lượng TREO 18 - 20%, trị giá hơn 403 tỷ đồng và 280.846 tấn quặng sắt, trị giá 333 tỷ đồng, hưởng lợi bất hợp pháp số tiền 736 tỷ đồng. Vụ việc được cơ quan điều tra xác định là đã gây thiệt hại lên tới hơn 864 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc (trái) - Đoàn Văn Huấn, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương (phải)
Lưu Anh Tuấn, Lưu Đức Hoa, Lưu Vũ - Những khách hàng tiềm năng của Đoàn Văn Huấn
Lưu Anh Tuấn - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam là một trong các khách hàng mua đất hiếm của Đoàn Văn Huấn. Từ 2019 - 2023, Lưu Anh Tuấn mua quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20% của Cty Thái Dương, sử dụng để sản xuất, chế biến được 482 tấn “Tổng oxit đất hiếm” hàm lượng TREO 95 - 97%, trị giá hơn 379 tỷ đồng. Sau đó, Tuấn chỉ đạo nhân viên khai báo hải quan gian dối để xuất khẩu “Tổng oxit đất hiếm” trái pháp luật.
Sản xuất, xuất khẩu trái phép đất hiếm
Bằng thủ đoạn lợi dụng việc Công ty Đất hiếm được nhập khẩu nguyên liệu đất hiếm của các Công ty Trung Quốc theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu, Tuấn chỉ đạo nhân viên sử dụng các hợp đồng nhập khẩu để hợp thức nguồn nguyên liệu đầu vào mua của Công ty Thái Dương, dùng để sản xuất “Tổng oxit đất hiếm” hàm lượng TREO 95 - 97%. Sau đó, Tuấn chỉ đạo nhân viên mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu.
Khai báo gian dối nhằm trốn thuế
Trong quá trình mở tờ khai hải quan, làm thủ tục xuất khẩu, Lưu Anh Tuấn còn chỉ đạo nhân viên khai báo sai mã hàng hóa xuất khẩu để phù hợp nguồn nguyên liệu đầu vào và mã loại hình xuất khẩu đã khai báo gian dối nhằm hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
Lưu Đức Hoa - Giấu đất hiếm trong vỏ bao gạo
Lưu Đức Hoa (người Trung Quốc) cũng là một khách hàng mua đất hiếm của Công ty Thái Dương. Lưu Đức Hoa kinh doanh tự do, từng thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng, Việt Nam.
Từ tháng 10 - 11/2021, Lưu Đức Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14 - 17% của Đoàn Văn Huấn. Sau đó, Lưu Đức Hoa chỉ đạo bị can Nguyễn Thanh Đoàn là Phó giám đốc Công ty Cổ phần thương binh Trường Sơn để vận chuyển số hàng này từ mỏ Yên Phú về các xưởng chế biến, nâng hàm lượng đất hiếm lên từ 20 - 30%.
Do nguồn gốc quặng của Huấn không hợp pháp, mặt khác, theo quy định quặng đất hiếm sau khi chế biến chưa đạt hàm lượng để xuất khẩu, Lưu Đức Hoa đã chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục. Đất hiếm sau đó được đóng gói trong các bao có sẵn nhãn hiệu: “BẢO KHANG RICE, chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. NET WEIGHT: 50kg” để ngụy trang, che giấu.
Sau đó, Lưu Đức Hoa thuê Khâu Vỹ Bưng là Giám đốc Công ty GUANGZHOU có trụ sở tại Trung Quốc để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là “Hỗn hợp chất Oxalate” nhưng thực chất là đất hiếm, từ Việt Nam sang Trung Quốc. Khâu Vỹ Bưng liên hệ và thuê bị can Trần Đức là Giám đốc Công ty Dương Liễu làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng “Hỗn hợp chất Oxalate”. Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, Trần Đức núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân Công ty Dương Liễu lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc cho hàng hóa mở tờ khai xuất khẩu, vi phạm quy định của Luật Hải quan. Với thủ đoạn trên, Trần Đức mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan Cảng Đình Vũ (Hải Phòng), khai báo xuất khẩu mặt hàng đất hiếm đã được pha trộn, nguỵ trang dưới tên gọi “Hỗn hợp chất Oxalate”, tổng khối lượng hơn 200 tấn, trị giá 341.326 USD (tương đương hơn 7,8 tỷ đồng).
Ngày 14/12/2024, CQĐT đã ra quyết định truy nã trong nước và đề nghị truy nã quốc tế với Lưu Đức Hoa (Trung Quốc) về tội “Buôn lậu”.
Lưu Vũ - Tìm mua đất hiếm đem về Trung Quốc
Kết quả điều tra xác định, năm 2018, Lưu Vũ (Trung Quốc) - Giám đốc Công ty HUYHUANG tới Việt Nam tìm nguồn mua quặng đất hiếm chuyển về Trung Quốc bán cho các cơ sở chế biến.
Dù Lưu Vũ biết rõ đất hiếm tại mỏ Yên Phú của Cty Thái Dương chưa tinh chế đủ tới điều kiện xuất khẩu và Đoàn Văn Huấn cũng trao đổi rõ, nếu mua quặng thì việc mua bán không thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn do quặng chưa được phép bán và việc mua bán là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, từ tháng 5/2020 - 6/2021, Lưu Vũ vẫn mua tổng số 1.953 tấn đất hiếm với tổng giá trị hơn 70 tỷ đồng, đã trả hơn 59 tỷ đồng. Toàn bộ số đất hiếm này đã được giao cho Quách Hải Ba (người Trung Quốc) vận chuyển về Trung Quốc, giao cho khách hàng của Lưu Vũ tiêu thụ.
Máy móc trong khuôn viên Công ty Thái Dương
Hiện nay, Lưu Vũ đã bị cơ quan điều tra tạm giam và bị đề nghị truy tố về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Thiệt hại từ những sai phạm
Về môi trường, tài nguyên, khoáng sản
Mỏ đất hiếm tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nằm cách trung tâm huyện Văn Yên gần 20km, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ tháng 6/2013, với diện tích 6,24 ha. Mỏ đất hiếm này có trữ lượng khai thác gần 1,9 triệu tấn đất quặng. Vào cuối tháng 10/2023, mỏ đất hiếm này bị dừng hoạt động để phục vụ quá trình điều tra. Những sai phạm của các cá nhân trong vụ việc trên với mục đích trục lợi đã khiến cho mở đất hiếm trên rơi vào cảnh hoang phế, máy móc bị hỏng hóc, lãng phí, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.
Thất thoát nguồn tài nguyên - Tài sản nhà nước
Vụ án này được xác định đã gây thiệt hại lớn cho khoáng sản của Nhà nước, tổng thiệt hại lên tới hơn 864 tỷ đồng.
Vụ việc không chỉ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến an ninh tài nguyên quốc gia.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân liên quan
Đoàn Văn Huấn
Những hành vi trong vụ việc này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), bao gồm:
-
Tội buôn lậu (Các Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)): cá nhân, tổ chức xuất khẩu trái phép đất hiếm qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, tùy theo giá trị tài sản buôn lậu: Lưu Đức Hoa, Lưu Anh Tuấn, …
-
Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)): Những đối tượng khai thác trái phép đất hiếm có thể bị xử phạt đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù lên đến 10 năm: Đoàn Văn Huấn, …
-
Tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)): Nếu có hành vi làm giả hồ sơ xuất khẩu để hợp thức hóa việc buôn lậu, các cá nhân liên quan có thể bị phạt tù đến 7 năm: Lưu Anh Tuấn, Lưu Đức Hoa, …
-
Tội rửa tiền (Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)): Nếu phát hiện các đối tượng sử dụng tiền thu được từ hoạt động buôn lậu để hợp thức hóa hoặc đầu tư, có thể bị truy cứu tội rửa tiền với mức án lên đến 15 năm tù.
-
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Một số cá nhân biết rõ đất hiếm thu được từ việc phạm tội, do phạm tội mà có. Tuy nhiên vẫn cố ý tiêu thụ, tuỳ vào mức độ nguy hiểm, có thể bị phạt tù lên đến 15 năm: Lưu Vũ, …
27 bị can khác trong vụ việc
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố tổng cộng 27 bị can trong vụ việc trên. Trong đó:
-
Ông Đoàn Văn Huấn bị đề nghị truy tố về các tội danh “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gây ô nhiễm môi trường”. Cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa khối tài sản gồm 3 bất động sản tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, 2 bất động sản tại Hà Nội, 3,5 triệu cổ phần trị giá 350 tỷ đồng, tất cả đều đứng tên Đoàn Văn Huấn, vợ và anh trai ông.
-
Ông Lưu Anh Tuấn bị khởi tố bị can về tội “Buôn lậu”. Cơ quan điều tra cũng kê biên 1,4 triệu cổ phần trị giá 14,625 tỷ đồng đứng tên Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đất hiếm Việt Nam, và phong tỏa 40 tỷ đồng trong 20 sổ tiết kiệm của Đỗ Hạnh Hương, Phó Giám đốc Công ty CP Đất hiếm Việt Nam.
-
Lưu Đức Hoa bị truy nã trong nước và quốc tế về tội “Buôn lậu”.
-
Lưu Vũ bị tạm giam với cáo buộc “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”
Mỏ đất hiếm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương nằm cách TP Yên Bái khoảng 60km, có diện tích 6,24ha với trữ lượng khai thác ước tính gần 1,9 triệu tấn quặng
Vụ việc buôn lậu đất hiếm sang Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến an ninh tài nguyên quốc gia. Việc xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức liên quan là cần thiết để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong tương lai. Đồng thời, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản nhằm bảo vệ tài nguyên quốc gia và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Người dân và doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức pháp luật, tránh tiếp tay hoặc tham gia vào các hoạt động trái pháp luật liên quan đến khai thác và buôn lậu khoáng sản quý hiếm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bị cáo đau ốm có được hoãn phiên tòa? Có phải xét xử lại từ đầu? (26.04.2025)
Chuyển trái phép 9.500 tỉ, Ông chủ Vàng Phú Cường bị đề nghị 14–16 năm tù (22.04.2025)
Bán hàng đa cấp là gì? Khi nào bán hàng đa cấp bị coi là vi phạm pháp luật? (18.04.2025)
Tội mua bán người bị xử lý thế nào? Những hành vi trá hình dễ bị truy cứu hình sự (18.04.2025)
Sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi có phạm tội không? (18.04.2025)
Mạo danh luật sư để lừa đảo: Đối diện mức xử phạt thế nào? (17.04.2025)
Vụ sữa giả: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng? (17.04.2025)
Bà chủ Xuyên Việt Oil và nhiều cựu quan chức sắp hầu toà phúc thẩm để xin giảm án (17.04.2025)