Luật sư LHLegal cũng đã vài lần đến ăn phở tại Phở Hòa Pasteur, tại địa chỉ 260C đường Pasteur, Quận 3 (đoạn gần cuối đường Pasteur). Phở ở đây thì đúng là có chất lâu năm, thịt mềm, hương vị khá đậm đà…và dĩ nhiên rất đông khách cả trong nước và khách nước ngoài. Nổi tiếng là thế, nhưng gần đây không hiểu sao quán Phở này lại liên tục bị một nhóm người lạ (được cho là hành nghề đòi nợ thuê) đi tạt nước sơn, mắm ruốc thậm chí là lòng heo hôi thối vào quán…làm chủ quán lẫn thực khách đều thất thần. Sau tìm hiểu thì mới biết là người em rể của chủ quán mắc nợ, nhưng chủ nợ tìm không ra thế là đến Phở Hòa gây áp lực để…trả nợ.
Đây là chuyện lạ mà tưởng chừng quen vì nó vẫn tồn tại đâu đó nhiều nơi, chứ không cá biệt mình Phở Hòa. Vậy Pháp luật có cơ chế để xử lý những hành vi tạt chất bẩn vào nhà người khác hay không?
Câu trả lời là CÓ:
- Về mặt hành chính
Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
- Về mặt hình sự
Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị phạt tiền và cả phạt tù như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Về mặt dân sự
Hành vi chất bẩn vào nhà người khác có thể phát sinh trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, chủ quán Phở Hòa Pasteur có thể yêu cầu các cá nhân có hành vi tạt chất bẩn phải bồi thường các khoản thiệt hại theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo quy định trên, Phở Hòa Pasteur không chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại do bàn ghế, nhà cửa bị hư hại, chi phí sơn sửa lại mà còn đòi bồi thường về lợi nhuận có được nếu không bị hành vi tạt chất bẩn vào quán.
***********
Trên đây là bài viết thể hiện quan điểm riêng của Luật sư LHLegal. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT LHLEGAL
17A Phan Bội Châu, P.2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903 79 68 30
Thủ tục xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài (13.12.2022)
LHLegal cung cấp dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài (13.12.2022)
Hướng dẫn gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam (13.12.2022)
Dịch vụ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam (12.12.2022)
Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (11.12.2022)
Hàng loạt chính sách mới, nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2022 (01.12.2022)
Pháp luật quy định xử phạt nồng độ cồn vượt mức cho phép như thế nào? (15.09.2022)
Vì sao nhiều doanh nghiệp xăng dầu bị tước giấy phép? (07.09.2022)