>>> Chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu?
>>> Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt vụ việc
Theo cáo buộc của cơ quan chức năng, thấy các bài viết kêu gọi ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo trên mạng được nhiều người quan tâm, gửi tiền giúp đỡ, từ tháng 10/2022, Thành (47 tuổi, xã Phú Thạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) tìm cách lừa đảo.
Thành tải hình ảnh, nội dung các bài viết kêu gọi từ thiện rồi chỉnh sửa thông tin người nhận tiền sao cho trùng với tên tài khoản ngân hàng do mình quản lý. Thành lập 25 tài khoản Facebook chủ yếu dưới danh nghĩa ni sư, cha xứ để đăng bài, chia sẻ, bình luận tăng tương tác.
Từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2024, Thành chia sẻ nhiều bài viết, sử dụng 7 tài khoản ngân hàng để lừa 2.200 lượt bị hại, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng. Mỗi bị hại đã gửi cho Thành từ 10.000 đến 50 triệu đồng.
Ngày 06/02, nghi can Thành bị tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra đề nghị cá nhân, tổ chức chuyển tiền ủng hộ theo bài viết của Thành đến cung thông tin tại địa chỉ tổ 10, khu Tiểu Trà, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, Hải Phòng, liên hệ điều tra viên Nguyễn Văn Tuân theo số điện thoại 0969926390 để khai báo và tố cáo về hành vi của Thành.
Trách nhiệm hình sự nghi can có thể phải gánh chịu
Hiện vụ việc trên đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, với hành vi giả danh ni sư, cha xứ đăng bài để lừa người khác chuyển tiền, đối tượng Thành có thể bị bị phạt hành chính (nếu hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:
-
Xử phạt hành chính: Nếu số tiền chiếm đoạt chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi giả danh người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật. Cụ thể, căn cứ tại khoản 1, 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi mạo danh người khác để chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, theo đó:
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác.
-
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
-
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu số tiền chiếm đoạt lớn, đối tượng có thể bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mức phạt có thể lên đến tù chung thân tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Cảnh giác trước những bài đăng kêu gọi thiện nguyện
Hoạt động từ thiện, trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được duy trì và phát huy. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lại lợi dụng lòng tốt của những nhà hảo tâm để trục lợi cá nhân. Do đó, để ủng hộ đúng người cần, người thật sự khó khăn cần giúp đỡ, người dân nên:
-
Thận trọng khi thực hiện các hoạt động từ thiện, nên kiểm tra kỹ thông tin về cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi quyên góp. Chỉ nên chuyển tiền từ thiện qua các tổ chức hợp pháp, có đăng ký rõ ràng với cơ quan chức năng.
-
Hiện tại ở Việt Nam có một số tổ chức uy tín, đi đầu trong phong trào thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như: Quỹ ngày mai tươi sáng - Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư; BCNV – Quỹ mạng lưới ung thư vú Việt Nam; Hội chữ thập đỏ,…;
-
Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, cần trình báo cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, tránh rơi vào bẫy lừa đảo.
Vụ việc giả danh ni sư, cha xứ để lừa đảo tiền từ thiện là hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng về những thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Pháp luật có những quy định nghiêm khắc nhằm xử lý hành vi này, nhưng quan trọng hơn cả là mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác và có trách nhiệm trong việc xác minh thông tin trước khi đóng góp từ thiện. Việc phòng ngừa và xử lý nghiêm minh sẽ góp phần bảo vệ những giá trị nhân văn, đảm bảo hoạt động từ thiện diễn ra minh bạch và đúng mục đích.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn có thể bị phạt tù đến 15 năm (26.03.2025)
Người dân lưu ý không có tổ chức, cá nhân nào trên mạng xã hội hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo (25.03.2025)
Cách thức thu hồi tiền lừa đảo và đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân trong thi hành án (25.03.2025)
Phân tích pháp lý: Vụ “nữ quái” 26 tuổi lừa đảo 1000 tỉ đồng của 13.000 người (25.03.2025)
Quy định pháp luật về tội rửa tiền (25.03.2025)
Phân tích pháp lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng vụ bắt 60 đối tượng lừa đảo 1000 tỷ tại Quảng Ninh (25.03.2025)
Xét xử phúc thẩm Trịnh Văn Quyết về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán (25.03.2025)
Bắt giữ 27 đối tượng dùng chiêu trò khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ (25.03.2025)