>>> Cho vay tiền bằng miệng, đòi lại bằng cách nào?
>>> Mượn tiền không trả có kiện được không? Thủ tục tố cáo như thế nào?
Hành vi khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ
Theo nguồn báo chí đưa tin, Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Quản lý Tài sản Việt (VFIN) và Công ty TNHH Kết nối Tài chính Quốc tế Việt Nam (VIF) có trụ sở tại TP. HCM đã thực hiện các hoạt động mua bán nợ và đòi nợ thông qua những thủ đoạn tinh vi, khủng bố tinh thần người vay. Phương thức phạm tội được các đối tượng thực hiện là đe dọa, khủng bố tinh thần người vay thông qua hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi hình ảnh bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí làm giả ảnh chế rồi đưa lên mạng xã hội để uy hiếp người vay và gia đình của họ.
Ngoài ra, quy trình đòi nợ của công ty này vô cùng tàn nhẫn, các đối tượng tìm ra điểm yếu của những người vay tiền rồi áp dụng vào hình thức đe dọa, chẳng hạn như sử dụng sim rác, sim không chính chủ để liên lạc với người vay và gia đình họ, gửi tin nhắn hoặc hình ảnh để đe dọa.
Theo thông tin từ cơ quan công an, từ tháng 12/2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi ra hơn 110 tỷ đồng để thu mua hơn 3.247 tỷ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng, và đã thu hồi được hơn 300 tỷ đồng qua các phương thức trái phép nêu trên.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại và các tang vật khác có liên quan. Đồng thời, cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với chủ mưu là Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt cùng các đồng phạm khác về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Các hành vi khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ được xem là hành vi cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Hành vi cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Từ quy định trên, tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành khi:
Khách thể: xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân (tinh thần của người quản lý tài sản).
Mặt khách quan: Tội cưỡng đoạt tài sản có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi cưỡng đoạt tài sản đặt nạn nhân vào tình trạng bị khống chế về mặt tâm lý, chưa bị tê liệt khả năng phản kháng, dẫn đến việc nạn nhân miễn cưỡng giao tài sản.
-
Đối với hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực, hành vi này được thể hiện thông qua thái độ, cử chỉ, lời nói… của người phạm tội, tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng vũ lực nếu nạn nhân không cho lấy tài sản.
-
Đối với hành vi dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần, hành vi này có thể được thể hiện thông qua việc đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân nếu như không cho người phạm tội lấy tài sản.
Động cơ, mục đích phạm tội: người phạm tội thực hiện hành vi với động cơ mong muốn đòi lại nợ nhưng lại sử dụng cách thức đòi nợ trái luật, xuất phát từ lòng tham muốn chiếm đoạt tài sản của người khác.
Liên hệ vụ việc trên, các đối tượng phạm tội đã sử dụng các hành vi như gọi điện thoại, nhắn tin, gửi hình ảnh bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí là làm giả ảnh chế rồi đưa lên mạng xã hội để uy hiếp người vay và gia đình của họ. Hậu quả là người bị hại giao tài sản vì lo sợ trước hành vi đe dọa của các đối tượng này. Đây được xem là hành vi cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Các đối tượng đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản
Mặt chủ quan: Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Liên hệ với vụ việc trên, các đối tượng phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhìn trước được hậu quả xấu xảy ra, nhưng vẫn lựa chọn thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, thậm chí các hành vi trên còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác.
Chủ thể: Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (trường hợp thuộc các khoản 3, 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)) và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, các đối tượng trên đã phạm tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo dó, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các đối tượng phạm tội có thể bị xử phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mức xử phạt đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản
Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra… mà mức xử phạt đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
-
Tội phạm có cấu thành cơ bản: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
-
Tội phạm có một trong các tình tiết tăng nặng định khung như sau có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
-
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
-
Tái phạm nguy hiểm.
-
-
Tội phạm có một trong các tình tiết tăng nặng định khung như sau có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
-
Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bản án 171/2024/HS-PT ngày 24/04/2024 về tội cưỡng đoạt tài sản
Bị cáo: Nguyễn Đức T, sinh năm 1999, nơi cư trú: Ấp A, xã L, huyện T, tỉnh Đồng Nai.
Bị hại: Công Minh S, sinh năm 2005, nơi cư trú: Xã L, huyện T, tỉnh Đồng Nai.
Xem chi tiết bản án tại đây
Tóm tắt vụ việc
Bị cáo T và bị hại S có mối quan hệ bạn bè. Đầu tháng 6/2023, S có mượn xe mô tô của T đi công việc; sau đó, đã trả lại xe cho T; lúc S mượn xe mô tô của T, thì T có mượn 01 điện thoại di động của S. Sau đó, T đem điện thoại đưa đi cầm cố lấy số tiền 1.500.000 đồng tiêu xài cá nhân và không chuộc lại điện thoại để trả cho bị hại S.
Đến khoảng 19 giờ ngày 07/6/2023, bị cáo T điều khiển chiếc mô tô 60B7-xxxxx đi từ L về hướng D, khi đến ấp A, xã L thì gặp S điều khiển chiếc mô tô biển số 60B7-xxxxx chở người ngồi sau tên Phan Tiến Đ. Khi thấy S chạy ngược chiều thì T quay đầu xe và ép xe của S vào đường hẻm bên hông nhà thờ ở ấp A, xã L. Bị cáo T đã dùng gậy đánh bóng chày đòi đánh những S đã ôm người và giằng co gậy của T, T tiếp tục đe dọa sẽ đánh S nên S lấy điện thoại gọi điện cho người nhà nhưng không liên lạc được. Lúc này, S để điện thoại này ở hộc xe mô tô của mình phía trước thì T quay lại lấy luôn điện thoại của S, rồi lên xe bỏ đi. Bị hại S đã đến Công an xã L trình báo sự việc.
Ngày 29/12/2023, bị cáo T đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”, theo khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xử phạt 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù.
Trong thời hạn luật định, bị cáo T đã kháng cáo, đề nghị giảm nhẹ hình phạt.
Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”, theo khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là có căn cứ và đúng pháp luật.
Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; lần đầu phạm tội, chưa có tiền án, tiền sự. Áp dụng quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá toàn diện vụ án, việc cấp sơ thẩm xử phạt các bị cáo T hình phạt nêu trên là phù hợp, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo.
Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm
Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức T; Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm. Xử phạt bị cáo T 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 170; điểm s khoản 1 Điều 51 và Điều 38 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến LHLegal để được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bắt giữ đối tượng làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản (25.03.2025)
Quyên góp từ thiện: Lòng tin đặt sai chỗ hay hiểu lầm chưa được công khai? (24.03.2025)
Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự: Quyền và nghĩa vụ của các bên (24.03.2025)
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang và đại gia cát lậu miền Tây ra tòa (24.03.2025)
Tác động của tội nhận hối lộ đến xã hội và nền kinh tế (21.03.2025)
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể rút ngắn thời gian thử thách không? (21.03.2025)
Luật sư tư vấn miễn chấp hành hình phạt tù: Thủ tục & hồ sơ (21.03.2025)
Toàn cảnh vụ án Hậu Pháo: Số cựu quan chức vướng lao lý, tài sản bị phong tỏa và thu giữ (21.03.2025)