Vụ án của ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN)
Sai phạm của ông Đinh La Thăng xảy ra khi đương chức Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) giai đoạn từ tháng 8/2011 - 2/2016.
Dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, ứng ngân sách nhà nước hơn 9.800 tỉ đồng để triển khai, nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.
Với vai trò bộ trưởng, là người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương tại Bộ GTVT, ông Thăng đã ký văn bản đề nghị tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí. Ông Thăng nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn. nhưng vẫn cố ý làm trái với quy định của Nhà nước.
Đến cuối tháng 12.2013, Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ thành lập được công bố trúng thầu mua quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương 5 năm (từ 1.1.2014 - 1.1.2019) với giá hơn 2.004 tỉ đồng. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỉ đồng của nhà nước.
Vụ án thứ hai ông Đinh La Thăng liên quan đến sai phạm khi ông này giữ chức Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc chỉ đạo cho nhà thầu của Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC) không có năng lực thực hiện dự án dự án Ethanol Phú Thọ, dẫn đến thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng từ trước khi PVB triển khai lựa chọn nhà thầu, với vai trò Chủ tịch HĐQT PVN, bị can Đinh La Thăng đã chủ trì nhiều cuộc họp để định hướng việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của bị can Trịnh Xuân Thanh. Cáo trạng xác định dự án Ethanol Phú Thọ gây thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Trước đó, tháng 6/2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án 18 năm tù đối với ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN). Sai phạm của ông Thăng được xác định trong vụ án PVN mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Oceanbank. Ký kết thỏa thuận để PVN góp vốn vào Ocean Bank trái thẩm quyền, không đúng chức năng. Thỏa thuận này là tiền đề để ra các Nghị quyết góp vốn sau này. Hậu quả, PVN đã bị thất thoát số tiền lớn.
Theo bản án phúc thẩm ngày 14/5/2018, bị cáo Thăng chỉ căn cứ vào báo cáo của PVC và PV Power để phê duyệt cho PVC làm tổng thầu Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Thực tế, PVC chưa có kinh nghiệm quản lý, điều hành dự án lớn này. Việc chỉ định này trái với chỉ đạo của Chính phủ. Bị cáo Thăng cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm tại phiên xử sơ thẩm
Riêng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, ông Thăng bị tuyên phạt 10 năm tù.
Cuối cùng, ngày 14/12/2020, sau khi tổng hợp tất cả các bản án, HĐXX tuyên ông Thăng lãnh án với mức tối đa là 30 năm tù.
Vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO cho Công ty Nguyễn Kim
SADECO là công ty con của Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), với tỉ lệ góp vốn của IPC là 74,8%. Ngày 26-3-2015, IPC bán đấu giá vốn góp tại SADECO. Công ty Eximland là nhà đầu tư mua trúng đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phần (chiếm 30,8% vốn điều lệ của SADECO), với giá 26.100 đồng/cổ phần.
Tháng 9-2016, Công ty Nguyễn Kim mua lại toàn bộ cổ phần của Eximland tại SADECO với giá 55.000 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ của SADECO tại thời điểm tháng 10-2016 là 170 tỉ đồng (tương ứng với 17 triệu cổ phần), trong đó vốn của IPC chiếm 44%, vốn của Thành ủy chiếm 16,7%, nhóm Nguyễn Kim chiếm 30,8% và các cổ đông khác chiếm 8,5%.
Theo quy định, khi tăng vốn và chuyển nhượng quyền mua cổ phần của IPC, vốn Văn phòng Thành ủy tại SADECO thì phải đấu giá. Tuy nhiên, các cá nhân liên quan tại Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, IPC và SADECO đồng ý bán 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần.
Cụ thể: Ông Tất Thành Cang (nguyên phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM) có bút phê "đồng ý" vào tờ trình số 1148 của Văn phòng Thành ủy với giá phát hành cổ phần được xác định cụ thể là 40.000 đồng/cổ phần cho 1 cổ đông chiến lược mà không thông qua đấu giá công khai, không do tổ chức có chức năng về thẩm định giá thẩm định. Ông Cang đã không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy, người đại diện vốn thực hiện theo đúng quy định mà đã bút phê "đồng ý" gây thất thoát 669 tỉ đồng cho Nhà nước.
Từ ý kiến đồng ý của ông Cang, các bị cáo khác đã biểu quyết đồng ý bán 9 triệu cổ phần. HĐXX đánh giá ý kiến của ông Cang có ảnh hưởng đến các cá nhân đại diện vốn IPC và Văn phòng Thành ủy trong việc biểu quyết chuyển nhượng cổ phần. Ông Cang có vai trò chỉ đạo, quyết định.
Lời sau cùng ông Cang đã nhận trách nhiệm trong việc làm thất thoát vốn của Thành ủy, đồng thời ông Cang cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, quá trình công tác có nhiều thành tích.
Bị cáo Tất Thành Cang, nguyên phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, 10 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; cấm đảm nhiệm chức vụ 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Các bị cáo còn lại tuỳ vào mức độ nguy hiểm, yếu tố nhân thân mà lãnh án từ 04 đến 11 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Xem thêm: LHLegal làm luật sư bào chữa cho ông Tất Thành Cang - Nguyên P.Bí thư thường trực tại TP.HCM
Vụ công ty Xuyên Việt Oil gây thất thoát 1.463 tỷ đồng
Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách thuộc tài chính công, tài sản công để tại doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Người đại diện pháp luật của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được nhà nước giao quản lý, sử dụng Quỹ BOG trên cơ sở văn bản điều hành của liên bộ, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - sau khi trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, đã vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu gây thất thoát 219 tỷ đồng, vi phạm về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát 1.244 tỷ đồng.
Trong vụ án này, còn có sự tiếp tay của nhiều lãnh đạo cấp cao. Mặc dù biết rõ Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu, nhập khẩu xăng dầu nhưng nhiều bị cáo nguyên là lãnh đạo Bộ Công Thương gồm: Lê Đức Thọ, Bị cáo Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương); Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương); Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước); Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM),… đã nhận hối lộ của bị cáo Hạnh để cấp phép cho Xuyên Việt Oil.
Tại phiên tòa ngày 29/11/2024, HĐXX nhận định, đây là vụ án lớn ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước. Các bị cáo phạm tội ở mức đặc biệt nghiêm trọng, nhận hối lộ với số tiền đặc biệt lớn. Bị cáo Hạnh giữ vai trò chính của vụ án nên cần phải có bản án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm
Việc làm của các bị cáo đã dẫn đến bản án:
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh 19 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, 11 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là 30 năm tù. Cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến xăng dầu 2 năm kể từ khi chấp hành xong bản án.
Các bị cáo còn lại tuỳ vào mức độ nguy hiểm, yếu tố nhân thân mà lãnh án từ 01 đến 28 năm tù.
Về dân sự, tiếp tục kê biên các bất động sản do bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh và Công ty Xuyên Việt Oil đứng tên để đảm bảo thi hành án. Buộc bị cáo Hạnh phải nộp hơn 1.400 tỷ đồng, bị cáo Thọ phải nộp hơn 1 triệu USD vào ngân sách nhà nước
>>> Xét xử 15 bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil gây thất thoát 1.463 tỷ đồng
“Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” là một tội phạm nguy hiểm, làm suy thoái nền kinh tế nước nhà, mà 3 vụ đại án trên chính là minh chứng, với hậu quả có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng, người phạm tội này có thể gánh chịu mức phạt lên đến 20 năm tù giam.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Vụ hơn 600 loại sữa bột giả: Đủ yếu tố cấu thành tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng (16.04.2025)
Bộ Công an đề xuất: Chuẩn bị phạm tội hiếp dâm, cướp giật… cũng bị xử lý hình sự (11.04.2025)
Cựu cán bộ công an chi 7,7 tỷ đồng để "mua" hơn 10.000 phiếu lý lịch tư pháp (11.04.2025)
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng (10.04.2025)
Cảnh báo hơn 72 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam: Chiêu trò lừa đảo tinh vi dưới vỏ bọc tick xanh (10.04.2025)
Phân tích pháp lý vụ mẹ sát hại con ruột để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam (10.04.2025)
Đề xuất xử lý hình sự hành vi đánh bạc từ 10 triệu đồng trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự (09.04.2025)
Bóc trần chiêu trò làm hàng giả, bán niềm tin giả của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Công ty Asia Life (09.04.2025)