Câu hỏi:
Trả lời:
Trước tiên, chúng tôi cảm ơn chị đã tin tưởng chia sẻ câu chuyện của bản thân cũng như những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề giải quyết quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Khi ly hôn, việc giải quyết quyền nuôi con được thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và nguyên tắc bảo vệ lợi ích tốt nhất cho con.
Thông qua bài viết này, LHLegal rất mong sẽ giải đáp được những băn khoăn, trăn trở đó cho chị. Dưới đây là cách pháp luật quy định và hướng dẫn xử lý trong trường hợp vợ chồng có 2 con chung.
Quy định pháp luật về quyền nuôi con
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết như sau:
-
Trường hợp 1: Vợ, chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con.
-
Trường hợp 2: Thỏa thuận không được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Một số điều lưu ý như sau:
-
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
-
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
Phân tích trường hợp 2 bé (4 tuổi và 18 tháng tuổi)
Đối với trường hợp của chị là có 2 con (4 tuổi và 18 tháng tuổi), Tòa án sẽ giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Mỗi người nuôi một con
-
Người mẹ sẽ nuôi bé 18 tháng tuổi. Vì theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
-
Người cha sẽ nuôi bé 4 tuổi.
Lưu ý trường hợp này: Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người cha có thể nhận nuôi bé 18 tháng tuổi.
Trường hợp 2: Một bên nuôi hai bé
Nếu một bên chứng minh được mình có đủ điều kiện tốt để đảm bảo quyền lợi cho cả hai con, Tòa án có thể giao cả hai con cho bên đó.
Như vậy, trường hợp chị muốn nhận nuôi cả hai bé, chị cần phải chứng minh mình có đủ điều kiện tốt để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hai con (4 tuổi và 18 tháng).
Khi cha/mẹ muốn trực tiếp nuôi tất cả con chung thì phải chứng minh mình đủ điều kiện tốt để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Vậy việc chứng minh như thế nào?
Việc chứng minh đủ điều kiện chăm sóc cả hai con là một nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi sự toàn diện. Để thuyết phục Tòa án giao cả hai con cho chị, thì chị phải tập trung vào 3 yếu tố:
-
Điều kiện kinh tế: thông qua các giấy tờ xác nhận thu nhập ổn định, hợp đồng lao động, và minh chứng về tài sản.
-
Năng lực chăm sóc: Phần này chị tập trung vào sức khỏe và năng lực giáo dục, không có tiền sử bệnh tâm thần, bằng cấp, trình độ học vấn, minh chứng khả năng hỗ trợ con học tập
-
Chứng minh môi trường nuôi dưỡng phát triển toàn diện cho các con: Mối quan hệ gắn bó với con, môi trường giáo dục tốt cùng sự hỗ trợ của gia đình rộng rãi sẽ là những luận điểm mạnh nhất để thuyết phục Tòa án.
Và quan trọng hơn cả, việc chứng minh phải xuất phát từ mục tiêu tối thượng - quyền lợi tốt nhất của con cái, chứ không phải mục đích tranh giành với chồng. Mỗi chứng cứ, mỗi giấy tờ đều phải nhằm khẳng định năng lực nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, đảm bảo cho con một môi trường phát triển lành mạnh, an toàn và đầy tình thương.
Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng:
-
Người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 82 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
-
Mức cấp dưỡng: hai bên có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên thu nhập và khả năng của người cấp dưỡng.
Điều kiện giành quyền nuôi hai con chung khi ly hôn
Cha mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Trước tiên, vợ, chồng sẽ thỏa thuận với nhau trước về vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
-
Nếu như thỏa thuận không được, các bên phải chứng minh điều kiện của mình có thể bảo đảm quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con như sau:
-
Điều kiện về vật chất: thu nhập, tài chính của các bên; chỗ ở; ăn uống; sinh hoạt; các điều kiện khác…
-
Điều kiện về tinh thần: môi trường sống; môi trường giáo dục; điều kiện để con được học tập, vui chơi; thời gian dành cho con…
-
Ngoài ra, Tòa án có thể xem xét đến tình trạng nhận thức và làm chủ hành vi của các bên; trình độ học vấn; nhân cách đạo đức của người trực tiếp nuôi dưỡng sau ly hôn…
-
Bởi vì sau cùng, Tòa án mong quyền lợi của đứa con phải được đảm bảo một cách tốt nhất về mọi mặt.
Như vậy, trường hợp chị muốn giành quyền nuôi con thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện mà chúng tôi trình bày cũng như dẫn chứng cụ thể ở trên.
Người không trực tiếp nuôi con có được đến thăm con không?
Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, người không trực tiếp nuôi con vẫn được đến thăm con mà không ai được cản trở. Nhưng nếu người này có dấu hiệu lạm dụng việc thăm nom để thực hiện các hành vi xấu làm cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con thì quyền thăm con có thể bị hạn chế.
Hy vọng những thông trên đã giải đáp được thắc mắc của chị. Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác hay cần tư vấn pháp lý, cần tìm luật sư tư vấn ly hôn đơn phương dày dặn kinh nghiệm, hãy liên hệ ngay LHLegal để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh (07.07.2019)
Trình tự và thủ tục đăng ký kết hôn 2023 như thế nào? (07.07.2019)
Chênh lệch tuổi tác quá nhiều có được đăng ký kết hôn không? (02.07.2019)
Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, phân chia tài sản và con cái như thế nào? (02.07.2019)