>>> Một luật sư có được bào chữa cho nhiều bị cáo trong cùng một vụ án?
>>> Top Luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp nhất tại TP. Hồ Chí Minh
Câu hỏi:
Vì sao cần luật sư bào chữa trong vụ án hình sự?
Đảm bảo quyền được bảo vệ hợp pháp của bị can, bị cáo
Trong tố tụng hình sự, khi bị điều tra, truy tố hoặc xét xử, người bị buộc tội thường ở trong trạng thái bất lợi: thiếu hiểu biết pháp luật, bị áp lực tâm lý, không có khả năng tự bảo vệ mình. Luật sư không là người được pháp luật công nhận có vai trò bào chữa hợp pháp cho bị can, bị cáo và được quyền tham gia tố tụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Theo Điều 16 Hiến pháp 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ. Điều 31 Hiến pháp tiếp tục khẳng định quyền được xét xử công bằng, được bào chữa.
Khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Người bào chữa là người được bị can, bị cáo nhờ bào chữa hoặc được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định.
Điều 22, 27 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012): Luật sư có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ, được phép tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Sự có mặt của Luật sư giúp đảm bảo:
-
Bị cáo không bị bức cung, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người ( điều 10 BLTTHS 2015)
-
Có người tham gia cùng để đảm bảo quá trình điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện quy định pháp luật
-
Đảm bảo quyền không tự buộc tội.
-
Hướng dẫn chiến lược khai báo phù hợp, tư vấn quy định pháp luật liên quan, giải thích các quyền nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng và phân tích pháp lý về hành vi của bị can, bị cáo để đưa ra hướng bảo vệ phù hợp.
-
Thu thập, cung cấp chứng cứ gỡ tội (Điều 73 BLTTHS quy định luật sư có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ, đề nghị triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định…)
Luật sư giúp nhận diện vi phạm thủ tục tố tụng
Ví dụ:
-
Vi phạm của Cơ quan tiến hành tố tụng khi ban hành Quyết định tố tụng trái quy định pháp luật: không có đủ cơ sở hoặc vi phạm thủ tục khi ban hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét, xét xử,....
-
Vi phạm quyền im lặng, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội( theo điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 1 điểm d Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, các điều khoản này quy định, các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.)
Luật sư có thể lập biên bản, kiến nghị cơ quan cấp trên hoặc yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm.
-
Vi phạm của Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình hỏi cung, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, điều tra, truy tố, xét xử….
Các giai đoạn tố tụng trong vụ án hình sự
Tố tụng hình sự là một quá trình pháp lý nhằm giải quyết các vụ án hình sự, được thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 của Việt Nam, tố tụng hình sự bao gồm các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) và những người tham gia tố tụng (như bị can, bị cáo, luật sư, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,....).
Mục tiêu của tố tụng hình sự là:
-
Phát hiện và xử lý tội phạm: Đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được điều tra, truy tố và xét xử một cách công minh, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội.
-
Bảo vệ quyền con người và quyền công dân: Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, bao gồm quyền được bào chữa, quyền không bị ép cung, và quyền được xét xử công bằng.
-
Phòng ngừa tội phạm: Góp phần răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội.
Mục tiêu của tố tụng hình sự là phòng ngừa tội phạm
Quá trình tố tụng hình sự thường trải qua các giai đoạn chính:
1. Giai đoạn Điều tra: Giai đoạn này bao gồm việc tiếp nhận, xử lý tin báo về tội phạm, tố giác tội phạm và tiến hành xác minh, kết luận có hay không hành vi phạm tội trên cơ sở thu thập chứng cứ và làm rõ sự thật của vụ án. Cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, lấy lời khai, và thực hiện các biện pháp điều tra cần thiết để có cơ sở ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc không khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát hoạt động điều tra để đảm bảo tính hợp pháp (Điều 163 đến Điều 180 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
2. Giai đoạn Truy tố: Trên cơ sở Kết luận điều tra vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ đánh giá, xem xét toàn bộ hồ sơ, chứng cứ và làm rõ nội dung kết luận điều tra đã đầy đủ và đúng quy định chưa, nếu chưa thì đề nghị điều tra bổ sung để làm rõ. Sau khi có đủ cơ sở nhận định tội danh, Viện kiểm sát ban hành Cáo trạng để truy tố bị can trước tòa án. Trường hợp Viện kiểm sát kết luận không có hành vi vi phạm pháp luật thì ra quyết định đình chỉ vụ án nếu không đủ căn cứ. (Điều 236 đến Điều 249 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
3. Giai đoạn Xét xử: Tòa án tiến hành xét xử và ra phán quyết. Tòa án tiến hành xét xử công khai hoặc kín, dựa trên các chứng cứ và lời khai để đưa ra phán quyết cuối cùng. (Điều 251 đến Điều 326 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
4. Giai đoạn Thi hành án: Thực hiện các bản án đã tuyên. Thực hiện bản án đã tuyên, bao gồm việc thi hành hình phạt tù, án treo, hoặc các biện pháp xử lý khác. (Điều 364 đến Điều 374 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
Bộ Luật Tố tụng Hình sự không chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn đặt ra các nguyên tắc nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và công bằng trong quá trình giải quyết vụ án. Điều này giúp bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, đồng thời duy trì trật tự xã hội.
Giai đoạn nào là “thời điểm vàng” để mời luật sư bào chữa?
Theo điều 74 BLTTHS 2015 "Thời điểm vàng" để mời luật sư là ngay từ giai đoạn điều tra. Đây là lúc các chứng cứ được thu thập và lời khai được lấy. Luật sư có thể giúp thân chủ tránh những sai lầm trong lời khai, đồng thời phát hiện và kiến nghị khắc phục các vi phạm tố tụng nếu có.
Các giai đoạn có thể mời Luật sư và vai trò của Luật sư trong từng giai đoạn:
1. Giai đoạn điều tra (khởi tố bị can): Đây là lúc quyền lợi của bị can dễ bị xâm phạm nhất, bị can thường không biết rõ quyền của mình có thể khai sai, nhận tội dù không phạm tội, không biết yêu cầu luật sư bào chữa bảo vệ mình, giám sát hỏi cung… Thực tế, người bị buộc tội có thể nhờ Luật sư tham gia và tư vấn ngay khi phát hiện mình bị tố giác hoặc bản thân mình có thể dính đến hình sự, để Luật sư kịp thời hỗ trợ pháp lý, tư vấn các thủ tục, cơ sở để bảo vệ người bị tố giác ngay trước khi Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục điều tra.
Luật sư có thể: Gặp bị can trong trại tạm giam, có mặt khi hỏi cung, đối chất, kiến nghị thay đổi biện pháp tạm giam, thu thập chứng cứ, lấy lời khai người làm chứng và có ý kiến bằng văn bản đối với các quyết định, hành vi tố tụng vi phạm pháp luật, đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn nhẹ hơn cho bị can,...
2. Giai đoạn Truy tố: Luật sư được kiến nghị trả hồ sơ, đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, gửi văn bản kiến nghị đình chỉ truy tố, làm đơn tố cáo nếu phát hiện điều tra sai sót, vi phạm tố tụng.
3. Xét xử sơ thẩm/phúc thẩm: Luật sư được tranh tụng, phản bác luận tội, phản biện luận tội của Viện kiểm sát, đề xuất áp dụng tình tiết giảm nhẹ để giảm hình phạt, kiến nghị miễn trách nhiệm hình sự nếu đủ căn cứ.
4. Thi hành án hình sự: Luật sư làm đơn hoãn án, đề nghị ân giảm, Tư vấn quyền lợi của người bị kết án.
Bị bắt khẩn cấp hoặc tạm giam: Có nên mời luật sư ngay?
Khi bị bắt khẩn cấp hoặc tạm giam, việc mời luật sư ngay lập tức là rất cần thiết. Theo Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về 14 quyền hạn của Luật sư trong vụ án dân sự. Trong đó, luật sư có quyền gặp gỡ, trao đổi với bị can, bị cáo để thu thập thông tin và đưa ra chiến lược bào chữa phù hợp... Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của thân chủ ngay từ đầu.
Mời luật sư từ đầu có giúp giảm nhẹ hình phạt hoặc được miễn truy cứu?
Việc mời luật sư từ đầu không đảm bảo chắc chắn sẽ giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu, nhưng sẽ giúp tăng cơ hội này. Luật sư có thể tìm ra các tình tiết giảm nhẹ, như sự ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt... hoặc chứng minh bị cáo không đủ yếu tố cấu thành tội phạm tránh dấu hiệu oan sai. Đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thay vì hình sự trong một số vụ việc ít nghiêm trọng.
Kết quả thực tế nhiều vụ án có luật sư từ đầu đã được chuyển khung hình phạt nhẹ hơn, một số trường hợp luật sư phát hiện lỗi tố tụng giúp vụ án bị đình chỉ.
Luật sư sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng
LHLegal - Luật sư bào chữa có kinh nghiệm trong các vụ án phức tạp
LHLegal tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa chuyên nghiệp, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong các vụ án hình sự phức tạp. Chúng tôi cam kết bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của khách hàng, đồng hành cùng bạn trong mọi giai đoạn tố tụng.
Trong nhiều năm hoạt động, LHLegal đã bào chữa thành công cho rất nhiều thân chủ trong các vụ án Hình sự về tội danh phức tạp như: Lừa đảo, tham ô, cố ý gây thương tích, giết người, Vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Vụ án có dấu hiệu oan sai, thiếu chứng cứ
Mời luật sư càng sớm - quyền lợi càng được bảo vệ. Việc có luật sư từ đầu không chỉ giúp bị can tránh khai sai, mà còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy trình, bảo vệ công lý. Đừng chờ đến lúc ra tòa mới cuống cuồng tìm luật sư - bởi “phòng hơn chữa”, đặc biệt trong các vụ án hình sự có thể ảnh hưởng đến cả đời người.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Vô tình vận chuyển ma túy có bị phạt tù không? (25.06.2022)
Tổ chức sử dụng ma túy bị xử lý thế nào? Mua ma túy về sử dụng có bị xử phạt? (22.06.2022)
Quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (18.02.2022)
Người mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (18.02.2022)
Bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là ai? (18.02.2022)
Người phạm tội dưới 18 tuổi có phải chịu hình phạt tử hình không? (18.02.2022)
Mặc váy ngắn có được tham dự phiên tòa? (18.02.2022)
Tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác? (18.02.2022)