>>> Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài
>>> Điều kiện để được làm đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định mới nhất
Câu hỏi:
Trả lời:
Cám ơn anh đã gửi câu hỏi đến LHLegal, sau đây các Luât sư của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho anh.
Người quản lý doanh nghiệp là ai?
Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa người quản lý doanh nghiệp như sau:
“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty như:
-
Chủ doanh nghiệp tư nhân,
-
Thành viên hợp danh,
-
Chủ tịch hội đồng thành viên,
-
Thành viên hội đồng thành viên,
-
Chủ tịch công ty,
-
Chủ tịch hội đồng quản trị,
-
Thành viên hội đồng quản trị,
-
Giám đốc,
-
Tổng giám đốc,
-
Cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại điều lệ công ty.
Vừa chấp hành xong án phạt tù có được quản lý doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:
-
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
-
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
-
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
-
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
-
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
-
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo đó, trường hợp người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Trong đó, không có quy định về trường hợp người vừa chấp hành án phạt tù không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng người vừa chấp hành án phạt tù vẫn có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nếu người này đáp ứng đủ các điều kiện để thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người vừa chấp hành án phạt tù vẫn có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Như vậy, anh đã từng đi tù và đã mãn hạn chấp hành hình phạt tù thì anh được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nếu anh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định và không thuộc trường hợp bị Pháp luật cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Điều kiện thành lập công ty bảo vệ?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự và phạm vi quản lý như sau:
“7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Như vậy, công ty hoạt động dịch vụ bảo vệ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
Theo Điều 11 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý như sau:
-
Là doanh nghiệp.
-
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này).
-
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:
-
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
-
Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
-
Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
-
Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
-
Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.
-
Ngoài ra, điều kiện để thành lập doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ 06 tiêu chí như sau:
Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về vốn điều lệ như sau:
“34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Đồng thời, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Điều kiện ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành, nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Chẳng hạn như đối với ngành dịch vụ bảo vệ được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Theo đó, ngành nghề kinh doanh bảo vệ có mã ngành nghề cấp 4 là 8010, 8020, 8030.
Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành, nghề theo quy định của pháp luật về đầu tư. Theo quy định của Phụ lục IV quy định về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Điều kiện về tên doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau:
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”
Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp như sau:
“Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Về điều kiện người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
“Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp anh muốn thành lập công ty bảo vệ, anh cần phải đáp ứng các điều kiện trên theo quy định pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và các pháp luật khác có liên quan.
Thủ tục thành lập công ty bảo vệ?
Quy trình thành lập công ty bảo vệ tại Việt Nam bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp với các mã ngành 8010, 8020, 8030.
-
Nếu công ty đã thành lập, đăng ký bổ sung các mã ngành này.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự: Theo Mẫu số 03 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP. Tải mẫu đơn tại đây
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phải thể hiện mã ngành 8010, 8020, 8030.
3. Bản khai lý lịch của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự: Theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP.
4. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự: Theo Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
Hồ sơ được nộp qua một trong các hình thức sau:
-
Nộp trực tiếp tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
-
Gửi qua dịch vụ bưu chính.
-
Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Bước 4: Nhận kết quả
-
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sẽ được cấp trong vòng 5 ngày làm việc.
-
Trường hợp không được cấp: Trong vòng 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an sẽ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Như vậy, để thực hiện thủ tục thành lập công ty bảo vệ, anh cần phải tuân thủ các bước được quy định theo pháp luật hiện hành.
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Đất ở có được kinh doanh dịch vụ Karaoke không? (13.03.2023)
Cha mẹ tặng cho con cái nhà, đất có phải đóng thuế không? (08.03.2023)
Rủi ro mua nhà ở xã hội bằng giấy viết tay, lập vi bằng (22.02.2023)
Cách đòi lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà? (03.02.2023)
Bồi thường khi diện tích đất thực tế khác trên giấy tờ (28.11.2022)
Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng, chứng thực không? (22.11.2022)
Cách lấy tiền phạt cọc mua bán đất khi người bán vi phạm (10.11.2022)
Có được phép thuê nhà rồi cho thuê lại? (07.10.2022)